5 sai lầm và 7 nguyên tắc cơ bản trong xây dựng chiến lược kinh doanh
Tháng mười một 11, 2023
Chúng ta đã chứng kiến tình trạng sa thải hàng loạt trong các Công ty khởi nghiệp Công nghệ và trong ngành Công nghệ những ngày gần đây. Một số người tin rằng đó là do hiệu ứng của dự báo suy thoái toàn cầu và sự sụt giảm vốn đầu tư của các Công ty đầu tư mạo hiểm. Một số khác thì tin rằng đó là do việc thuê tuyển vượt quá mức yêu cầu trong năm 2021 do nhu cầu tăng cao về ứng dụng công nghệ trong thời kỳ giãn cách xã hội và để hồi phục kinh doanh sau covid. Trong bài viết này, chúng tôi phân tích tình trạng sa thải hàng loạt này từ một góc nhìn khác. Vấn đề nằm ở chiến lược kinh doanh.
5 Sai lầm trong phát triển chiến lược kinh doanh
Dựa trên phân tích các lý thuyết của Michael Porter – cha đẻ của lý thuyết lợi thế cạnh tranh, Joan Magretta - Chuyên gia tại Học viện về Chiến lược và Năng lực cạnh tranh thuộc Trường Đại học Harvard đã chỉ ra 5 Sai lầm phổ biến nhất khi xây dựng chiến lược kinh doanh. Đó là: 5 common fallacies in developing business strategies. They are: 1. Nhầm lẫn giữa các giá trị cam kết của doanh nghiệp với Chiến lược kinh doanh2. Nhầm lẫn giữa lợi thế cạnh tranh và thế mạnh của doanh nghiệp3. Chỉ hướng đến quy mô, tin rằng doanh nghiệp càng lớn càng có lợi nhuận4. Nhầm lẫn kế hoạch và mục tiêu với chiến lược5. Coi ngành có tốc độ tăng trưởng cao là thị trường hấp dẫn
Tình trạng sa thải tại các Công ty Công nghệ từ góc nhìn chiến lược
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, trong các Công ty khởi nghiệp Công nghệ, tình trạng sa thải hàng loạt chủ yếu là do sự sụt giảm về vốn đầu tư cho các startup. Nhưng tại sao vốn đầu tư lại ảnh hưởng đến các startup nhiều đến vậy? Đó là bởi vì gốc rễ của vấn đề nằm ở chiến lược của họ. Chúng ta đều biết hầu hết các công ty khởi nghiệp ngày ngay hướng đến kêu gọi vốn đầu tư, coi đó là mục tiêu chiến lược của họ, và phụ thuộc vào đó để mở rộng quy mô, thay vì tập trung vào sức mạnh tài chính nội tại và khả năng sinh lời của chính Công ty. Điều này khiến cho các startup rất dễ bị tổn thưởng và không bền vững. Và như đã được thảo luận bởi Joan Magretta, việc tập trung vào quy mô là một trong những sai lầm trong phát triển chiến lược kinh doanh. Bởi việc tập trung vào quy mô sẽ khiến startup tiêu tốn rất nhiều vốn để phát triển và mở rộng kinh doah. Trong khi đó, họ không có sức mạnh tài chính của bản thân để duy trì bền vững trong trường hợp các Công ty đầu tư mạo hiểm cắt giảm vốn đầu tư. Đó là lý do tại sao khi vốn đầu tư trong năm 2022 bị sụt giảm 42% so với cùng kỳ năm trước, nhiều startup đã phải thực hiện cắt giảm lao động để điều chỉnh quy mô của mình và để duy trì khả năng về tài chính của Công ty. Vậy các startup nên làm gì thay vì tập trung vào quy mô và dựa dẫm vào vốn đầu tư? Chúng tôi gợi ý hai giải pháp. Thứ nhất là sử dụng chiến lược khởi nghiệp ít vốn hay khởi nghiệp tự thân để phát triển Công ty khởi nghiệp dựa trên vốn tự có và năng lực của bản thân. (Bạn có thể tìm hiểu thêm về chiến lược khởi nghiệp ít vốn trong bài viết của chúng tôi đây)Thứ hai là tập trung vào phát triển các chiến lược đúng và phù hợp cho Công ty. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ ra 7 nguyên tắc trong phát triển chiến lược kinh doanh.
7 Nguyên tắc trong phát triển chiến lược kinh doanh
1. Trở nên khác biệt
Doanh nghiệp mới không nên cố sao chép hoàn toàn những bước đi của đối thủ đi trước. Hãy tạo nên sự khác biệt và những lợi thế cạnh tranh riêng từ việc đưa ra những giải pháp mới, hay triển khai sản phẩm hiện có nhưng theo cách hoàn toàn khác biệt để đạt được thành công riêng.
2. Tư duy hệ thống
Tư duy manh mún, sự vụ không thể giúp bạn làm chiến lược thành công. Để xây dựng chiến lược, bạn cần có tầm nhìn bao quát và liên kết các hoạt động của doanh nghiệp để xây dựng chiến lược đồng bộ và hiệu quả.
3. Hướng đến việc tạo ra lợi nhuận
Doanh nghiệp tồn tại được là dựa trên việc tạo ra lợi nhuận, không phải ở quy mô hay thị phần, hay tốc độ tăng trưởng. Bất cứ chiến lược nào không tập trung tạo ra lợi nhuận, tốt nhất không nên lãng phí thời gian, công sức và chi phí.
4. Nghiên cứu để thấu hiểu thị trường
Nắm bắt thị trường, đi trước các đối thủ, tạo sự ảnh hưởng chính là cách giúp doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận. Chú tâm và thấu hiểu thị trường là cách tốt nhất để có những quyết định kinh doanh phù hợp và hiệu quả.
5. Xác định đối tượng khách hàng
Nên tập trung hướng đến một số đối tượng khách hàng cụ thể, phù hợp với sản phẩm, dịch vụ đang cung cấp. Điều đó giúp chiến lược kinh doanh của bạn trở nên khả thi, tiếp cận thị trường hiệu quả hơn.
6. Học cách nói “không”
Nhìn nhận thị hiếu và xu hướng mua sắm của khách hàng ở các thời điểm nhất định sẽ giúp bạn xác định được điều gì là cần thiết và quan trọng. Việc xác định sẽ phải làm gì và không nên làm gì có ý nghĩa quan trọng tương đương nhau khi xây dựng chiến lược kinh doanh.
7. Liên tục đổi mới
Công nghệ, thị trường, hành vi và nhu cầu khách hàng thường xuyên thay đổi. Doanh nghiệp cũng sẽ không tránh khỏi những trục trặc, sai sót trong quá trình thực hiện chiến lược. Do đó, Doanh nghiệp cần liên tục đổi mới để thích nghi với những thay đổi đó. Nếu không đối thủ sẽ vượt lên trước, bỏ xa bạn.
Tổng Kết
Tình trạng sa thải hàng loạt tại các Công ty khởi nghiệp Công nghệ đã chỉ ra chiến lược thiếu bền vững và dễ bị tổn thưởng của các Công ty startup. Đã đến lúc các startup nên suy nghĩ lại chiến lược của mình để hướng đến lợi nhuận và phát triển bền vững thay vì tập trung vào quy mô và lấy kêu gọi thành công vốn đầu tư là mục tiêu.
92% doanh nghiệp khởi nghiệp thất bại. Thất bại không phải là khi bạn vấp ngã. Thất bại chính là khi bạn vấp ngã nhưng lại không chịu đứng dậy. Theo báo cáo gần đây của Startup Genome, 92% doanh nghiệp khởi nghiệp thất bại tính đến năm 2019. Và hơn 2/3 số doanh nghiệp khởi nghiệp không thể ...
Unicorn startup - những công ty khởi nghiệp có giá trị trên 1 tỷ đô la Mỹ, được coi là một trong những mục tiêu của nhiều doanh nhân trẻ. Tuy nhiên, để trở thành một unicorn startup không phải là điều dễ dàng. Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn một số đặc điểm và các yếu tố cốt lõi giúp Startup trở thành một Unicorn.
Khởi nghiệp không đơn giản chỉ là cứ mở ra một cửa tiệm, kinh doanh một mặt hàng, tự mình quản lý, tự mình làm chủ. Khởi nghiệp nếu chỉ là vấn đề sinh tồn, đủ để lo cơm ngày 3 bữa như mở một tiệm ăn nhỏ ...
Việc thu hút và giữ chân khách hàng trở nên ngày càng khó khăn hơn bao giờ hết. Doanh nghiệp cần phải có chiến lược hiệu quả để tạo dựng sự trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để thực hiện điều này là xác định Customer Touchpoint (Điểm chạm khách hàng).
Tư duy Design Thinking là một phương pháp sáng tạo tập trung vào con người, giúp giải quyết vấn đề và đưa ra giải pháp mới dựa trên nhu cầu của người dùng. Áp dụng tư duy Design Thinking vào doanh nghiệp mang lại nhiều lợi ích đáng kể. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về tư duy thiết kế qua bài viết sau đây.
Khởi nghiệp là một hành trình dài, không chỉ đơn giản là sản xuất để cho ra sản phẩm và ngồi chờ lợi nhuận. Mà là hành trình mang sản phẩm đến với khách hàng, vận hành, sáng tạo, đổi mới sản phẩm, ...
Nếu bạn là một doanh nhân khởi nghiệp, bạn có thể đã nghe nhiều về các vườn ươm doanh nghiệp (incubator). Nhưng bạn có biết chính xác Vườn ươm doanh nghiệp - Incubator là gì và làm thế nào để tận dụng chúng không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về vấn đề này qua những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Thị trường kinh doanh ngày nay sôi động với sự đa dạng của các mô hình kinh doanh. Trong đó, hai mô hình phổ biến nhất là B2B vs B2C đóng vai trò quan trọng, tạo nên sự vận hành hiệu quả của nền kinh tế. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về hai mô hình này giúp các nhà kinh doanh có thể lựa chọn mô hình phù hợp nhất cho hoạt động của mình.
Bạn có ước mơ, có kế hoạch, có chiến lược kinh doanh rõ ràng, muốn khởi nghiệp. Nhưng, bạn không biết cách chọn lĩnh vực phù hợp, không đủ chi phí chi trả mặt bằng, điện, nước,.... Bạn cố gắng...
The issue of intellectual property rights protection is extremely important for small and medium enterprises (SMEs). Effective use of intellectual assets such as trademarks, copyrights, patents… not only helps SMEs enhance brand value but...