Mô hình khởi nghiệp không cần thiết phải bắt đầu với thật nhiều người. Nhưng, bạn sẽ khó để có một mô hình khởi nghiệp thành công nếu thiếu đi ban cố vấn , nhất là khi bạn còn trẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm kinh doanh. Cũng như trẻ em sẽ không thể thành tài nếu thiếu đi một người thầy giỏi.
Ban cố vấn thường xuất hiện trong những giai đoạn nhất định với từng chiến dịch cụ thể của Doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn thuê đội ngũ ban cố vấn dài hạn. Nhưng chung quy lại, chi phí chi trả cho ban cố vấn thường không nhiều khi so sánh với mức chi phí chi trả cho các nhân sự cấp cao khác, đặc biệt là những kỹ năng hiếm và thiếu hụt trên thị trường lao động.
Đồng thời, chi phí bỏ ra cho một ban cố vấn chất lượng là sự đầu tư lâu dài, luôn sinh lời, nên không bao giờ thừa. Họ chính là chiếc phao cứu sinh giúp tiết kiệm tiền bạc và thời gian cho các công ty khởi nghiệp, bởi họ sẽ giúp doanh nghiệp ngăn ngừa thua lỗ từ những chiến lược hay kế hoạch đầu tư không khôn ngoan.
Ban cố vấn trong mô hình khởi nghiệp là gì?
Ban cố vấn trong mô hình khởi nghiệp không nhất thiết phải trở thành một cổ đông hay thành viên của doanh nghiệp đó, tức không tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, ban cố vấn thường không có thẩm quyền và trách nhiệm chính thức trong doanh nghiệp. Ban cố vấn trong mô hình khởi nghiệp thường xuất hiện với vai trò là những người cố vấn, hỗ trợ cho doanh nghiệp của bạn. Đặc biệt, họ sẽ là những người được bạn tin tưởng và giúp bạn bổ sung những kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm còn thiếu, từ đó giúp bạn hạn chế những sai lầm trong kinh doanh.
Ai là thành viên trong Ban cố vấn?
Ban cố vấn có thể là một cá nhân hoặc một nhóm các chuyên gia có kiến thức, kinh nghiệm chuyên sâu về kinh doanh, đầu tư, hay lĩnh vực bạn lựa chọn khởi nghiệp. Ban cố vấn cũng có thể là những người tinh thông về luật, để mang đến cho bạn hoặc doanh nghiệp của bạn sự hỗ trợ tối đa về pháp lý. Ngoài ra, họ cũng là cầu nối giúp bạn mở rộng thêm mạng lưới xã hội, bồi đắp những mối quan hệ mới có lợi cho hoạt động kinh doanh và mở rộng quy mô của doanh nghiệp. Với sự giúp đỡ của ban cố vấn, doanh nghiệp của bạn sẽ nhận được những lời khuyên hữu ích. Đó có thể là một mô hình, quy trình làm việc phù hợp với doanh nghiệp bạn, là cách thức giúp bạn nhận biết được xu hướng của thị trường, là những lời khuyên về pháp lý, là kinh nghiệm chuẩn bị hồ sơ gọi vốn và tiếp cận nhà đầu tư hiệu quả, hay một tầm nhìn và kế hoạch phát triển tiềm năng mang đến hiệu quả vững bền trong tương lai cho doanh nghiệp của bạn.Cách lựa chọn thành viên cho Ban cố vấn
Như vậy, cách tốt nhất để bạn có thể lựa chọn ban cố vấn cho doanh nghiệp của mình là dựa trên những kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm hay mối quan hệ còn thiếu của bạn và doanh nghiệp của bạn. Ví dụ: Bạn có thể thêm một luật sư để được tư vấn pháp lý toàn diện; một chuyên gia quan hệ công chúng hay truyền thông, Marketing để được tư vấn về tiếp thị hoặc xây dựng thương hiệu; một cựu doanh nhân để được tư vấn về việc phát triển công ty, mở rộng thị trường; một chuyên gia trong ngành để có kiến thức chuyên sâu hoặc phát triển quan hệ đối tác; hay một nhà đầu tư để tư vấn gây quỹ.Vai trò của ban cố vấn trong mô hình khởi nghiệp
Là người đứng đầu doanh nghiệp, cũng như là người dành nhiều công sức, tâm huyết cho đứa con tinh thần của mình, sẽ rất khó để bạn tin tưởng vào kế hoạch hay lời nói của một ai đó 100%. Tuy nhiên, với những ai đã từng trải qua quãng thời gian khó khăn ban đầu và dựa vào sự hỗ trợ của ban cố vấn để đi lên, các bạn sẽ hiểu sự góp mặt của ban cố vấn có ích đến nhường nào. Theo BDC , 86% doanh nhân khởi nghiệp có ban cố vấn hỗ trợ cho biết ban cố vấn có tác động rất lớn lên doanh nghiệp của họ. Đặc biệt, không chỉ mô hình khởi nghiệp mới cần đến ban cố vấn. Mà nhiều công ty, doanh nghiệp lớn có danh tiếng trên thị trường, với Ban Giám đốc kỳ cựu và giàu kinh nghiệm, vẫn luôn cần đến sự hỗ trợ của ban cố vấn trong một số hoạt động, giai đoạn nhất định. Toyota là một trong những ví dụ đó. Cụ thể, vào năm 1996, với việc đưa cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính và sau đó là Thủ tướng Ấn độ vào Ban cố vấn, Toyota đã có được sự ủng hộ và nhiều mối quan hệ quan trọng trong chiến lược mở rộng sang thị trường Ấn độ của mình. Ngoài ra, theo báo cáo của BDC dựa trên phân tích của Cục thống kê Canada trên 3.902 doanh nghiệp, các doanh nghiệp áp dụng mô hình ban cố vấn có doanh thu cao hơn doanh nghiệp không có ban cố vấn là 24%. Trong vòng 3 năm kể từ khi doanh nghiệp áp dụng mô hình ban cố vấn, doanh thu đã tăng trung bình 66.8% so với mức tăng chỉ 22.9% trước khi ban cố vấn được thành lập. Do đó, bạn càng không thể phủ nhận vai trò của Ban cố vấn đối với doanh nghiệp của bạn. Dưới đây là những lợi ích mà ban cố vấn sẽ mang lại cho doanh nghiệp của bạn.Hỗ trợ trong quá trình ra quyết định
Ban cố vấn sẽ là người cố vấn, định hướng, hỗ trợ cho doanh nghiệp bạn dựa trên kinh nghiệm, kiến thức và hiểu biết của họ. Tuy nhiên, bạn không cần phải làm theo rập khuôn như một cỗ máy chuyên sao chép. Cái bạn cần làm là lắng nghe, từ đó chủ động lựa chọn, đưa ra những quyết định phù hợp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình.Mang lại những quan điểm mới mẻ giúp mô hình khởi nghiệp của bạn thành công
Vì là những người không trực tiếp điều hành doanh nghiệp, Ban cố vấn sẽ có những quan điểm và cách nhìn khác với ban giám đốc doanh nghiệp. Thông qua đó họ sẽ có thể đưa ra những giải pháp, hay mang đến những ý tưởng mới cho doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp có được những chiến lược, kế hoạch hay quyết định phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế của mìnhKhông ngại “bóc mẽ” doanh nghiệp nhưng sẵn sàng mang đến giải pháp
Đứng ở góc độ người ngoài cuộc, ban cố vấn luôn đưa ra những ý kiến, đánh giá thẳng thắn nhất. Họ không ngại làm bạn buồn, cũng không có lý do gì để nịnh bợ bạn, lại càng không bị áp lực từ phía nhà đầu tư, cổ đông hay các bên liên quan khác. Nhiệm vụ của ban cố vấn là nói sự thật và đưa ra lời khuyên để giúp bạn tìm ra giải pháp giải quyết tối đa vấn đề mà doanh nghiệp bạn đang mắc phải. Do đó, đừng ngần ngại lắng nghe ý kiến của họ. Người quyết định vẫn là bạn, nhưng những ý kiến khách quan sẽ giúp bạn ra quyết định đúng đắn hơn.Nâng cao danh tiếng thương hiệu cho doanh nghiệp bạn, từ đó giúp bạn mở rộng khả năng kêu gọi đầu tư
Ban cố vấn chất lượng thường được tạo lập nên bởi những chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm hay những người có danh tiếng trên thị trường. Do đó, doanh nghiệp của bạn khi đi cùng những cái tên này thường sẽ nhận được nhiều sự chú ý, giúp gia tăng mức độ uy tín, từ đó thu hút một lượng lớn khách hàng mới cũng như sự chú ý của các nhà đầu tư. Hay nói rõ hơn, với những doanh nghiệp này, ban cố vấn không nhỉ nhận nhiệm vụ cố vấn mà còn là gương mặt thương hiệu giúp nâng cao giá trị doanh nghiệp. Thêm vào đó, nhiều thành viên của ban cố vấn cũng hỗ trợ bạn và doanh nghiệp bạn tạo ra các mối quan hệ liên doanh cao cấp, giúp bạn mở rộng mạng lưới liên kết, mang đến nhiều cơ hội kết nối, kêu gọi đầu tư và các hình thức hỗ trợ doanh nghiệp khác.Tiết kiệm chi phí
Ban cố vấn không tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, mức chi phí chi trả cho Ban cố vấn là thấp hơn nhiều so với chi phí chi trả cho Ban Giám đốc Công ty hay khi bạn thuê nhân sự chính thức để bổ sung các kỹ năng còn thiếu của doanh nghiệp.
Kounselly - Sàn tư vấn và Cộng đồng về Quản trị kinh doanh và khởi nghiệp
Tham gia Kounselly, bạn không cần phải mất công đi xa, tìm kiếm, mời gọi ban cố vấn phù hợp. Kounselly là nơi giúp bạn kết nối với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong nước lẫn quốc tế cùng với kho tài liệu E-learning sẵn sàng hỗ trợ bạn từ A đến Z. Đặc biệt, chi phí chi trả cho ban cố vấn tại Kounselly là hoàn toàn trong khả năng chi trả của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các bạn trẻ đam mê khởi nghiệp. Thêm vào đó, các chuyên gia trên Kounselly được phân bổ riêng theo từng lĩnh vực, từ chiến lược, đến marketing, tài chính, quản lý nguồn nhân lực, công nghệ thông tin, v.v. giúp giải đáp các thắc mắc, và bổ sung những kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm còn thiếu trong mô hình khởi nghiệp của bạn.
Kounselly, Cơ hội kết nối, Dẫn lối thành công.