92% doanh nghiệp khởi nghiệp thất bại. Đừng để ý tưởng khởi nghiệp trở thành ý tưởng chết!

Vì sao 92% doanh nghiệp khởi nghiệp thất bại?

92% doanh nghiệp khởi nghiệp thất bại

Thất bại không phải là khi bạn vấp ngã. Thất bại chính là khi bạn vấp ngã nhưng lại không chịu đứng dậy. Theo báo cáo gần đây của Startup Genome, 92% doanh nghiệp khởi nghiệp thất bại tính đến năm 2019. Và hơn 2/3 số doanh nghiệp khởi nghiệp không thể mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư [1]. Các startup thất bại ngay cả khi quốc gia có hệ sinh thái khởi nghiệp thuộc top đầu thế giới.

Tuy nhiên, những câu chuyện thành công không phải là không có. Quan trọng là các bạn có đủ kiên nhẫn và bền bỉ để theo đuổi con đường mà mình đã chọn hay không. Bởi từ ý tưởng đến thành công là cả một chặng đường dài.

Lý do khiến các Công ty khởi nghiệp thất bại

Reasons why startups fail - business idea

Theo nghiên cứu của CBInsights [2], những lý do khiến startup thất bại nhiều nhất là:

  • Hết vốn/không gọi được vốn (38%)
  • Sản phẩm không có nhu cầu (35%)
  • Bị cạnh tranh (20%)
  • Mô hình kinh doanh còn thiếu sót (19%)
  • Vấn đề về chính sách giá và chi phí (15%)
  • Không tìm được nhân sự phù hợp (14%)

Tuy nhiên, có những startup có ý tưởng khởi nghiệp tốt, nhưng vẫn thất bại. Lý do là ở đâu?

Không tìm được nhân sự, đối tác chiến lược, và nhà đầu tư phù hợp

Theo nghiên cứu của Giáo sư Tom Eisenmann thuộc Đại học Harvard, lý do nằm ở “bad bedfellows” – tức không tìm được nhân viên, đối tác chiến lược và nhà đầu tư phù hợp [1]. Trong khi đó, người sáng lập có giỏi đến mấy cũng không thể biết và làm tất cả mọi việc. Có người sẽ thiếu kinh nghiệm và năng lực quản trị. Có người sẽ thiếu kinh nghiệm và chuyên môn về ngành mà họ kinh doanh, v.v. Và dù có sẵn sàng rót tiền vào dự án nhiều đến mấy, thì số tiền không bao giờ là đủ. Vì vậy, đã là doanh nghiệp khởi nghiệp, chúng ta sẽ cần có nhân sự, đối tác và nhà đầu tư phù hợp.

Bài học từ Quincy Apparel

Cụ thể, Giáo sư Tom Eisenmann [1] đã dùng Quincy Apparel để dẫn chứng cho vấn đề này. Mặc dù là những nhà sáng lập có năng lực, sản phẩm được thị trường đón nhận, nhưng 2 nhà sáng lập của Quincy lại thiếu kinh nghiệm trong ngành may mặc, khiến họ bị thiếu các kết nối trong ngành để thuê nhân sự và tìm đối tác, nhà đầu tư phù hợp. Cụ thể, lẽ ra đối với startup, họ sẽ cần nhân sự có thể làm được nhiều việc, nhưng vì thiếu kinh nghiệm, họ đã thuê nhân sự chuyên môn trong ngành may mặc, hy vọng những nhân sự này sẽ nắm được và xử lý hết các công việc trong quá trình sản xuất như tìm nguồn cung nguyên liệu, tạo mẫu, kiểm tra chất lượng, v.v. Nhưng nhân sự họ thuê chỉ làm được đúng chuyên môn của mình, khiến những công việc khác bị đình trệ. Đối tác sản xuất của Quincy cũng chậm tiến độ giao hàng. Lý do là vì Quincy không có tên tuổi trong ngành, đơn hàng nhỏ và yêu cầu size riêng. Nhà đầu tư thì quen với đầu tư công nghệ nên tạo áp lực tăng trưởng nhanh cho Quincy. Trong khi ngành may mặc và công nghệ là khác nhau. Việc này khiến họ nhanh chóng cạn kiệt vốn cho nhập nguyên liệu mà chưa giải quyết được bài toán sản xuất. Kết quả là, họ đã phải đóng cửa sau chưa đầy 1 năm thành lập.

Có được ý tưởng khởi nghiệp chỉ là bước khởi đầu. Việc thành hay bại phụ thuộc vào quá trình triển khai và chuyển ý tưởng đó thành cơ hội kinh doanh sinh lời.

Như vậy, việc thành hay bại không chỉ đến từ ý tưởng. Quan trọng hơn là bạn phải chuyển được ý tưởng đó thành cơ hội kinh doanh sinh lời, và triển khai nó thành công. Mà để làm được điều đó, cái bạn cần không phải chỉ là tầm nhìn, năng lực lãnh đạo và quản trị, một ý tưởng được thị trường đón nhận, mà còn là sự kết nối để tìm được nhân sự, đối tác và nhà đầu tư phù hợp để triển khai ý tưởng như trong câu chuyên của Quincy Apparel. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là “Tìm đâu ra sự kết nối trong khi cộng đồng khởi nghiệp quá rộng lớn?”

Đừng để ý tưởng khởi nghiệp của bạn trở thành ý tưởng chết!

Don’t let your business idea have a short life - business idea

Để triển khai ý tưởng khởi nghiệp thành công, cần sự hỗ trợ từ cộng đồng và sàn hỗ trợ khởi nghiệp

Để triển khai ý tưởng khởi nghiệp thành công, ngoài vốn và hỗ trợ chuyên môn từ nhà đầu tư, bạn sẽ cần hỗ trợ từ nhiều phía. Đó là khung pháp lý để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khởi nghiệp hoạt động dễ dàng hơn. Là các vườn ươm để hỗ trợ về chuyên môn, nâng cao năng lực cho các nhà sáng lập. Là các sàn giao dịch gọi vốn cộng đồng giúp Doanh nghiệp huy động thêm vốn cho hoạt động kinh doanh. Là sàn hỗ trợ khởi nghiệp giúp các doanh nghiệp tiếp cận chuyên gia, nhân lực về mọi mặt. Vậy thực trạng tại Việt Nam đã có những hỗ trợ gì cho Doanh nghiệp khởi nghiệp?

Thực trạng hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam

Tại thời điểm năm 2018, bà Phan Hoàng Lan, Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp, Bộ Khoa học và Công nghệ, đã nhận định rằng Việt Nam còn thiếu khung pháp lý và tài trợ cho doanh nghiệp khởi nghiệp, trong khi mô hình đầu tư kiểu sàn giao dịch gọi vốn cộng đồng hay sàn hỗ trợ khởi nghiệp còn chưa có [3]. Đến nay, sau 4 năm triển khai, hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam đã có những phát triển sau:

Việt Nam xếp hạng 59th /100 hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu nhưng số lượng các sàn giao dịch gọi vốn cộng đồng vẫn còn hạn chế

Tính đến năm 2022, Thế Giới đã có hàng ngàn các sàn giao dịch gọi vốn cộng đồng. Các tên tuổi có thể kể đến gồm Kickstarter, GoFundme, Fundly, Indiegogo, SeedInvest, v.v. Trong khi tại Việt Nam, quốc gia xếp hạng 59/100 hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu và 44 về chỉ số đổi mới sáng tạo [4], số lượng các sàn giao dịch gọi vốn cộng đồng vẫn còn hạn chế. Theo Báo cáo Fintech của MBBank, tính đến năm 2020, chỉ có 5 trên 115 Công ty Fintech hoạt động trong lĩnh vực gọi vốn cộng đồng [5]. Số lượng này là rất ít khi so sánh với con số gần 1,500 tổ chức gọi vốn cộng đồng của Mỹ [6].th among 100 global entrepreneurship ecosystems and the 44th trong số 100 hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu và đứng thứ 44 về chỉ số đổi mới [4], số lượng các nền tảng này rất hạn chế. Như đã đề cập trong Báo cáo Fintech của MBBank, tính đến năm 2020, chỉ có 5 trong số 115 công ty Fintech hoạt động trong ngành huy động vốn từ cộng đồng [5]. Con số này quá khiêm tốn so với gần 1.500 tổ chức và nền tảng huy động vốn từ cộng đồng ở Mỹ [6].

Việt Nam có hơn 119 vườn ươm và 138 trường Đại học/Cao đẳng có hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp

Để hỗ trợ doanh nghiệp và cá nhân khởi nghiệp về chuyên môn, kinh nghiệm và nguồn nhân lực, không kể các nhóm cộng đồng tự phát trên mạng xã hội không đảm bảo về chất lượng, trên Thế Giới cũng đã xuất hiện nhiều tổ chức vườn ươm doanh nghiệp để hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp. Riêng ở Việt Nam, đến nay đã có hơn 119 vườn ươm và 138 trường Đại học/Cao đẳng có hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp [7].  

Sự ra đời của sàn thương mại điện tử chuyên sâu về quản trị kinh doanh và khởi nghiệp để hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp thành công

Don’t let your business idea have a short life - business idea

Đặc biệt, sàn thương mại điện tử chuyên sâu về lĩnh vực quản trị kinh doanh và khởi nghiệp – Kounselly đã ra đời để hỗ trợ các doanh nghiệp và cá nhân khởi nghiệp từ A đến Z, giúp bạn triển khai ý tưởng khởi nghiệp thành công.

Tự hào là nền tảng đầu tiên tích hợp nhiều tính năng, Kounselly mang đến sàn giao dịch thương mại điện tử dành riêng cho các chuyên gia, các nhà tư vấn và các doanh nhân khởi nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ để kết nối, mua bán dịch vụ theo gói công việc nói chung và dịch vụ tư vấn nói riêng. Đồng thời Kounselly cũng là một hệ sinh thái, một diễn đàn, cộng đồng và cổng tri thức chuyên kết nối, giúp doanh nghiệp khởi nghiệp và chuyên gia trên mọi lĩnh vực trao đổi thông tin, kiến thức, kinh nghiệm và hỏi đáp giúp giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp. Giá trị mà Kounselly mang lại cho bạn chính là một cơ hội kết nối với những chuyên gia và nhân tài mà bạn cần, và một cộng đồng luôn hỗ trợ bạn, cùng bạn phát triển.  

Xem thêm: Chương trình tăng tốc kinh doanh - Accelerator là gì?

Tổng Kết

Khởi nghiệp, có thể thất bại hoặc không. Nhưng, kết quả đều phụ thuộc vào ý chí của bạn. Nếu bạn có niềm tin, có định hướng, chiến lược rõ ràng, dẫu thất bại 10 lần thì cơ hội thành công vẫn luôn cao hơn những bạn trẻ khởi nghiệp thiếu niềm tin, thiếu định hướng. Đấy là lý do vì sao, nếu bạn không muốn ý tưởng khởi nghiệp của bạn trở thành ý tưởng chết, bạn sẽ cần có một cộng đồng luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn từ phía sau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] T. Eisenmann[LT1] . “Why Start-ups fail”. Harvard Business Review[LT2] , 2021[LT3] . Available: https://hbr.org/2021/05/why-start-ups-fail [2] CBInsights. “The Top 12 reasons startups fail”. CBInsights, 2021. Available: https://www.cbinsights.com/research/startup-failure-reasons-top/ [3] C. Thuy. 90% Doanh nghiệp khởi nghiệp thất bại do đâu? VOV, 2018. Available: https://vov.vn/kinh-te/90-doanh-nghiep-khoi-nghiep-that-bai-do-dau [4] M. Khanh. “Nhiều Startup Việt Nam gọi được vốn đầu tư triệu USD”. ZingNews, 2022. Available: https://zingnews.vn/nhieu-startup-viet-nam-goi-duoc-von-dau-tu-trieu-usd-post1307708.html [5] L. My. “Doanh nghiệp gặp rào cản khi gọi vốn cộng đồng”. Dien Dan Doanh Nghiep, 2022. Available: https://diendandoanhnghiep.vn/doanh-nghiep-gap-rao-can-khi-goi-von-cong-dong-227596.html [6] Finance Online. “80 Crowdfunding Statistics You must see: 2022 Platforms, Impact & Campaign Data”. Finance Online, 2022. Available: https://alternatives.financesonline.com/crowdfunding-statistics/ [7] M. Ca. “Vườn ươm Khởi nghiệp Doanh nhân trẻ: tạo lập sân chơi cho các startup công nghệ”. Công Thương, 2022. Available: https://congthuong.vn/vuon-uom-khoi-nghiep-doanh-nhan-tre-tao-lap-san-choi-cho-cac-startup-cong-nghe
Thẻ từ khóa
Chia sẻ

Bài liên quan

DMCA.com Protection Status