chiến lược thoái vốn

Xây dựng chiến lược thoái vốn hiệu quả cho doanh nghiệp

Chiến lược thoái vốn là gì?

Chiến lược rút lui, hay "Exit Strategy", là kế hoạch dành cho nhà đầu tư mạo hiểm hoặc các nhà sáng lập để rút toàn bộ hoặc một phần vốn đầu tư ra khỏi công ty. Với nhà đầu tư mạo hiểm, việc này thường là để thu lợi nhuận thông qua việc bán cổ phần với giá cao hơn so với khi đầu tư ban đầu. Khi hoạt động kinh doanh cũng có thể không thuận lợi chiến lược rút lui khỏi thị trường là để thoát khỏi một khoản đầu tư không sinh lời và hạn chế các khoản lỗ. Do đó, Người sáng lập cần làm rõ hướng phát triển của công ty và chuẩn bị một chiến lược rút lui rõ ràng, trong cả điều kiện kinh doanh thuận lợi hay khó khăn, để thuyết phục nhà đầu tư . Mặc dù thời gian đầu tư trung bình của các nhà đầu tư mạo hiểm dao động từ 5 đến 7 năm, việc startup không có kế hoạch thoái vốn có thể sẽ để lại ấn tượng không tốt cho các nhà đầu tư.

Các chiến lược thoái vốn phổ biến

Chiến lược thoái vốn

IPO – Chào bán cổ phần ra công chúng

Đây là mục tiêu mong đợi của các công ty khởi nghiệp, khi họ muốn trở thành một trong những đại gia trong ngành. Việc giá trị vốn hóa được tăng lên gấp nhiều lần và trở thành công ty đại chúng sẽ giúp công ty tồn tại và phát triển lâu dài.

Chuyển giao (Pass On)

Thường xảy ra trong các công ty gia đình hoặc cho những người nội bộ. Đây là cách tốt để duy trì và vận hành công ty sau khi người sáng lập rút lui và chuyển giao cho các thế hệ tiếp theo.

Mua lại và sáp nhập (M&A)

Công ty khởi nghiệp có thể bán cổ phần cho các công ty lớn muốn thâu tóm startup. Đối với người sáng lập, chiến lược này có thể mang về khoản tiền lớn để nghỉ hưu sớm hoặc tạo ra một startup mới. Công ty lớn cũng có thể thực hiện việc mua lại để tuyển dụng nhân tài (Acquire-hiring). Khi đó, người sáng lập và các cộng sự có thể sẽ được giao làm việc tại các vị trí công việc tốt hơn tại công ty sáp nhập.

Mua lại cổ phần (Buyout)

Trong giao dịch này, công ty mua lại cổ phần từ các nhà đầu tư hiện tại để nhà đầu tư thoái vốn. Hành động mua lại cũng có thể được thực hiện bởi đội ngũ quản lý hoặc nhân viên trong Công ty để nắm giữ quyền kiểm soát hoặc nắm giữ cổ phần của Công ty.

Thanh lý và giải thể

Là chiến lược cuối cùng khi công ty không thể tiếp tục hoạt động. Đây thường là kết quả của việc kinh doanh hay khởi nghiệp thất bại, khi công ty phải bán tất cả tài sản và đóng cửa, ưu tiên trả nợ trước khi chia lợi nhuận cho các cổ đông.

Xem thêm: Cách tính tỷ lệ phần trăm góp vốn đơn giản

Ưu điểm của thoái vốn

Tạo điều kiện cho tăng trưởng và phát triển

Chiến lược thoái vốn có thể tạo cơ hội cho các công ty khởi nghiệp để tập trung vào tăng trưởng và phát triển kinh doanh của họ. Khi có kế hoạch thoái vốn, những người sáng lập có thể dành thời gian và tài nguyên cho việc mở rộng hoặc tái đầu tư để đưa công ty lên tầm cao mới.

Tạo cơ hội cho nhà đầu tư

Chiến lược thoái vốn có thể tạo cơ hội sinh lời lớn cho các nhà đầu tư hoặc các cổ đông. Việc thoái vốn thành công có thể mang về lợi nhuận cao, đặc biệt nếu công ty tăng trưởng mạnh mẽ sau khi nhà đầu tư rút lui.

Tối ưu hóa lợi ích

Việc thoái vốn có thể giúp tối ưu hóa lợi ích cho các nhà đầu tư và các người sáng lập. Khi có kế hoạch thoát ra, họ có thể tập trung vào việc xác định những cơ hội tốt nhất cho công ty và cho bản thân mình

Mở cửa cho kế hoạch tài chính

Chiến lược thoái vốn có thể tạo điều kiện cho công ty để thu hút đầu tư mới hoặc thực hiện các kế hoạch tài chính mới, mở rộng cơ hội phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh.

Chuẩn bị cho các vấn đề tiềm ẩn

Việc xác định trước chiến lược thoái vốn có thể giúp công ty chuẩn bị sẵn sàng cho các vấn đề tiềm ẩn hoặc các thách thức trong quá trình rút lui hoặc chuyển giao quyền lực.

Thúc đẩy sự sáng tạo

Việc thoái vốn cũng có thể mở ra cơ hội cho người sáng lập hoặc nhân viên tham gia vào một dự án mới hoặc khám phá những ý tưởng sáng tạo khác sau khi kết thúc quá trình thoái vốn.

Cách xây dựng chiến lược thoái vốn

Nhà đầu tư hay Startups muốn xây dựng một chiến lược thoái vốn thì cần thực hiện một cách cẩn thận và kỹ lưỡng. Dưới đây là một số bước cần thiết để xây dựng một chiến lược thoái vốn hiệu quả:

Xác định mục tiêu và định hình chiến lược

  • Xác định mục tiêu thoái vốn: Quyết định rõ ràng về việc thoái vốn là để tập trung vào mục tiêu nào. Có thể là tối ưu hóa lợi ích cho cổ đông, tạo cơ hội cho sự mở rộng kinh doanh, hoặc thực hiện các kế hoạch tài chính mới.
  • Định hình chiến lược thoái vốn: Xác định chiến lược thoái vốn phù hợp với mục tiêu cụ thể của công ty. Có thể là IPO, bán lại cho nhà đầu tư, chuyển giao quyền lực, hoặc các phương án khác.

Phân tích và chuẩn bị

  • Đánh giá vị trí hiện tại: Xác định các điểm mạnh và điểm yếu của công ty. Điều này sẽ giúp Công ty xây dựng và lựa chọn chiến lược thoái vốn phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp.
  • Chuẩn bị tài chính, chiến lược kinh doanh và pháp lý: Đảm bảo rằng công ty đã chuẩn bị tài chính và các vấn đề pháp lý cần thiết cho quá trình thoái vốn cũng như chiến lược kinh doanh sau thoái vốn. Điều này có thể bao gồm việc chuẩn bị báo cáo tài chính, đánh giá lại quy mô công ty, xây dựng chiến lược kinh doanh, kế hoạch cơ cấu lại tổ chức và quy mô công ty sau thoái vốn, định giá doanh nghiệp và thực hiện các thủ tục pháp lý.

Truyền thông nội bộ

  • Trao đổi với các cổ đông hiện tại về mục tiêu và chiến lược thoái vốn để tìm kiếm sự đồng thuận.
  • Ngoài ra, truyền thông trong nội bộ Công ty để toàn bộ nhân sự nắm được định hướng và tham gia vào quá trình chuẩn bị và triển khai cũng là việc cần thiết để Công ty thoái vốn thành công.

Xây dựng kế hoạch thoái vốn

  • Lập kế hoạch dài hạn: Xác định kế hoạch dài hạn để công ty có thể thực hiện thoái vốn một cách suôn sẻ và dễ dàng hơn.
  • Tìm hiểu thị trường và cạnh tranh: Nắm bắt thông tin về thị trường và cạnh tranh để có cái nhìn tổng quan và xây dựng kế hoạch thoái vốn linh hoạt.

Tìm kiếm nguồn vốn và đối tác phù hợp

  • Liên kết với các nhà đầu tư: Tìm kiếm các nhà đầu tư hoặc các công ty có chung mục tiêu và tầm nhìn với chiến lược thoái vốn của bạn.
  • Tư vấn chuyên nghiệp: Cân nhắc thuê các chuyên gia hoặc tư vấn phù hợp để hỗ trợ trong quá trình thoái vốn.

Thực hiện và theo dõi

  • Thực hiện kế hoạch: Bắt đầu triển khai kế hoạch thoái vốn dựa trên chiến lược đã xác định, và đảm bảo việc thực hiện được điều chỉnh linh hoạt theo tình hình thực tế.
  • Theo dõi và đánh giá: Liên tục theo dõi và đánh giá quá trình thoái vốn để điều chỉnh chiến lược khi cần thiết và đảm bảo việc thoái vốn đạt được mục tiêu đã đề ra.

Tóm lại, chiến lược thoái vốn mang lại cả thách thức và cơ hội cho cả doanh nghiệp và nhà đầu tư. Cho dù thông qua IPO, sáp nhập hay mua lại, những chiến lược này đều cho phép các công ty (đặc biệt là các công ty khởi nghiệp) tối ưu hóa tăng trưởng, tối đa hóa lợi nhuận và mở đường cho sự đổi mới. Việc xây dựng một kế hoạch thoái vốn được xác định rõ ràng phù hợp với mục tiêu của công ty là chìa khóa để điều hướng thành công quy trình phức tạp này và khai thác toàn bộ tiềm năng của nó để phát triển bền vững và thành công về mặt tài chính.

Thẻ từ khóa
Chia sẻ

Bài liên quan

DMCA.com Protection Status