xây dựng chiến lược inbound marketing

Cách xây dựng chiến lược Inbound Marketing hiệu quả

Hướng dẫn xây dựng chiến lược Inbound Marketing

Đối với những doanh nghiệp nhỏ và có ngân sách dành cho marketing còn nhiều hạn chế thì Inbound Marketing là một trong những sự lựa chọn tối ưu nhất giúp doanh nghiệp mang lại nhiều lợi nhuận hơn cũng như cải thiện được lợi tức đầu tư. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu cách thức xây dựng một chiến lược Inbound Marketing hiệu quả với Kounselly nhé!

1. Inbound Marketing là gì?

Inbound Marketing là gì?

Inbound Marketing là một trong những phương pháp sử dụng nội dung và tạo cho khách hàng những trải nghiệm phù hợp dựa trên vấn đề, nhu cầu và chân dung của họ, từ đó thu hút sự quan tâm của họ tới sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể kết hợp sử dụng nhiều hình thức Marketing khác nhau như Blog, Content MarketingEvent, Social Media, SEO,… để tiếp cận khách hàng ở tất cả các điểm chạm.  Với phương pháp này, doanh nghiệp không cần chạy những chiến dịch quảng cáo đắt tiền mà sẽ dẫn dắt khách hàng tiềm năng bằng những nội dung phù hợp, đúng lúc, đúng thời điểm, xây dựng quan hệ khách hàng, xây dựng niềm tin và sự tín nhiệm. Thông qua việc liên tục cung cấp những nội dung giá trị cho khách hàng, Doanh nghiệp sẽ có thể hướng họ tới việc sử dụng dịch vụ và xây dựng tệp khách hàng trung thành cho mình.

2. 3 giai đoạn trong Inbound Marketing

Inbound Marketing gồm những giai đoạn nào? Làm sao xây dựng chiến lược phù hợp với từng giai đoạn. Dưới đây là những “chìa khóa” để bạn nắm rõ hơn về các giai đoạn Inbound Marketing.

3 giai đoạn trong Inbound Marketing

2.1. Giai đoạn Attract - Thu hút

Giai đoạn đầu tiên của Inbound marketing là Attract. Mục tiêu chính của giai đoạn này là thu hút đối tượng mục tiêu thông qua việc sáng tạo và phát triển nội dung phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Những nội dung được tạo ra đều hướng đến thông tin về sản phẩm, dịch vụ, cung cấp giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề mà khách hàng gặp phải. Dưới đây là một số cách Marketing bạn có thể sử dụng trong giai đoạn này:
  • Quảng cáo trên mạng xã hội: Những quảng cáo này có thể kết hợp biểu mẫu thu thập dữ liệu hoặc dưới dạng nhấp chuột đến một trang đích riêng cho việc thu thập thông tin khách hàng tiềm năng của bạn.
  • Tìm kiếm Google: Trả lời các truy vấn tìm kiếm phổ biến liên quan đến chủ đề thương hiệu.
  • Bài đăng trên mạng xã hội: Tiếp cận khách hàng mục tiêu qua những nền tảng phù hợp để quảng cáo, truyền tải thông điệp thương hiệu.
  • Blog: Cung cấp thông tin, nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng ở giai đoạn trong hành trình của họ.

2.2. Giai đoạn Engage - Tương tác

Sau khi thu hút khách hàng thành công và có được một lượng tiếp cận nhất định từ giai đoạn Attract thì ở giai đoạn Engage, bạn sẽ có nhiều cơ hội kết nối với tệp đối tượng đó. Vì vậy, bạn hãy tương tác theo cách xây dựng mối quan hệ bền vững và lâu dài bằng cách cung cấp những thông tin mang lại giá trị dành cho họ. Dưới đây là các kênh Marketing phổ biến trong giai đoạn Engage:
  • Tìm kiếm Google: Tiếp tục xây dựng tuyến nội dung giải đáp thắc mắc của khách hàng tiềm năng về những thách thức của họ
  • Blog và bài viết: Cung cấp về thương hiệu của bạn, giải pháp cho nhu cầu cụ thể của khách hàng và các chủ đề liên quan được khách hàng quan tâm.
  • Email: Xây dựng tuyến nội dung xuyên suốt, cá nhân hóa với từng tệp khách hàng trong hành trình của họ.
  • Landing pages và biểu mẫu: Cung cấp thông tin về thương hiệu của bạn và dịch vụ. Từ đó nắm bắt thông tin về khách hàng tiềm năng và điều hướng họ cho phép bạn cung cấp cho họ nhiều nội dung hơn. Ví dụ: Đăng ký Email lists, tải xuống tài liệu, tham gia Webinars…
  • Website: Đây là trang sản phẩm và dịch vụ giúp cung cấp thêm dữ liệu chi tiết về dịch vụ để giúp khách hàng của bạn quyết định xem giải pháp của bạn có phù hợp với yêu cầu của họ hay không.
  • Các trang đánh giá: Những kênh này sẽ cho thấy review, feedback của người dùng sau khi đã sử dụng sản phẩm và dịch vụ của bạn
  • Các công cụ so sánh: Một số trang web cung cấp công cụ so sánh sản phẩm giữa các giải pháp giống nhau. Từ đó giúp khách hàng trong quá trình ra quyết định của họ.
Những dạng Content hiệu quả mà chúng mình khuyên dùng là:
  • Guideline hướng dẫn khách hàng
  • Bài viết chi tiết về thông tin sản phẩm
  • Đưa ra lời khuyên, gợi ý các tips
  • Tổ chức hội thảo, workshop, webinar…
  • Những thông tin dữ liệu sản phẩm/dịch vụ và giá cả
  • Ưu đãi cho khách hàng 
Tổng quan lại, ở chiến lược này nói chung và trong Inbound Marketing nói riêng, bạn hãy đảm bảo rằng luôn bán giải pháp cho khách hàng nhiều hơn là bán sản phẩm. Hãy chứng minh cho họ thấy rằng sản phẩm, dịch vụ của bạn mang đến những giá trị phù hợp với họ.

2.3. Giai đoạn Delight - Hài lòng

Với giai đoạn cuối cùng này, bạn phải đảm bảo mang lại những kết quả vượt quá mong đợi của khách hàng và khiến họ hài lòng. Từ đó, họ sẽ trở thành đại sứ thương hiệu trung thành cho bạn. Dưới đây là một số các kênh Marketing phổ biến cho giai đoạn này:
  • Khuyến khích khách hàng review: Mời khách hàng đưa ra review trên các nền tảng khác và cho thấy rằng bạn quan tâm đến phản hồi của họ và mong muốn cải thiện với thái độ cầu tiến.
  • Email: Hỗ trợ kịp thời cho khách hàng về sản phẩm/dịch vụ và thường xuyên cung cấp thông tin hoặc ưu đãi mà khách hàng có thể quan tâm.
  • Blog: Xây dựng tuyến nội dung để hướng dẫn, tận dụng tối đa sản phẩm/dịch vụ của bạn.
  • Website: Giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm và hiểu thêm về những dịch vụ khác bạn cung cấp cũng như điều hướng sử dụng lại dịch vụ.
  • Mạng xã hội: Giữ cuộc trò chuyện cởi mở và tương tác với khách hàng theo hướng mang lại cảm giác thoải mái, gần gũi.
Một số dạng Content bạn có thể tham khảo là:
  • User-generated content (UGC)
  • Bản tin
  • Cập nhật sản phẩm/dịch vụ mới
  • Thông tin hỗ trợ bán hàng
  • Ưu đãi và giảm giá cho lần mua hàng tiếp theo

3. 6 Bước xây dựng chiến lược Inbound Marketing chi tiết

3.1. Xác định chân dung khách hàng mục tiêu

Bước này sẽ giúp bạn có ý tưởng chung về chân dung khách hàng tiềm năng của mình và xây dựng chiến lược phù hợp để tiếp cận họ. Cụ thể, bạn cần xác định cho mình những thông tin sau về khách hàng của bạn:
  • Độ tuổi
  • Nhân khẩu học
  • Sở thích
  • Hành vi mua hàng
Với những chân dung cụ thể, sâu sắc về khách hàng tiềm năng của mình, bạn sẽ xây dựng được tuyến nội dung phù hợp, thú vị để tiếp cận họ thay vì spam thông tin quá nhiều.

3.2. Xây dựng Brand Identity phù hợp (Định hình thương hiệu)

In order to attract and maintain brand attention, you need to build the right brand identity that has similar values to your customers. At every điểm chạm khách hàng, you need to use language, images and tones that are appropriate and easy to understand. Don’t forget to show your audience that your brand meets their needs and as a result, they will form a stronger bond with your business.

3.3. Chọn lựa cách thức Marketing phù hợp

Sau khi bạn xác định được đối tượng mục tiêu và hình ảnh thương hiệu của mình, bạn cần xác định các kênh Marketing, tương tác phù hợp với họ. Dưới đây, là một số cách thức phổ biến nhất:
  • Blog: Đây là nơi bạn sản xuất nội dung liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của mình để đem lại giá trị cho người đọc. Nội dung này sẽ giúp những người quan tâm đến doanh nghiệp biết rõ hơn về bạn.
  • Guest blogging: Ngoài việc xuất bản những bài blog trên web của bạn, hãy cố gắng xây dựng những bài viết trên những trang blog khác về dịch vụ của bạn. Đây là một cách để quảng bá mạnh mẽ cho website của bạn bởi nó thu hút sự chú ý của nhóm đối tượng mới.
  • SEO: Cách này sẽ giúp bạn cải thiện xếp hạng trang để từ đó tăng lưu lượng truy cập organic.
  • Mạng xã hội: Đây là cách được sử dụng nhiều nhất bởi nó cho phép bạn giao tiếp trực tiếp với khán giả của mình, nhận phản hồi ngay lập tức và xây dựng cộng đồng với những người theo dõi bạn.
  • Email: Đây là một hình thức Marketing hiệu quả khi giúp giáo dục khách hàng và điều hướng họ truy cập đến trang web của bạn. Tuy nhiên, thay vì gửi email hàng loạt thì bạn hãy gửi Email tiếp thị được cá nhân hóa với từng tệp khách hàng.
  • Tiếp thị thông qua người có tầm ảnh hưởng (Influencer marketing): Cách này sẽ giúp bạn mở rộng phạm vi tiếp cận, củng cố uy tín cho thương hiệu và kích thích sự quan tâm đến sản phẩm của bạn.
  • PPC remarketing: Quảng cáo tiếp thị lại sẽ cho phép bạn nhắm mục tiêu những người đã truy cập trang web của bạn trước đây bằng các quảng cáo thiết kế riêng cho họ. Từ đó, mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao hơn cho bạn.

3.4. Xây dựng tuyến nội dung chất lượng

Nội dung chất lượng là nền tảng của một chiến lược Inbound marketing thành công. Vậy, như thế nào là một tuyến nội dung chất lượng? Nội dung chất lượng cần giúp mang lại giá trị, thông tin cho khách hàng. Nội dung truyền tải càng hấp dẫn, truyền cảm hứng hoặc có ích cho người đọc thì càng có nhiều khả năng sử dụng dịch vụ của bạn. Sau đây là một số gợi ý các tips trong việc xây dựng content hiệu quả của chúng mình:
  • Viết một tiêu đề hấp dẫn
  • Xây dựng nội dung trực quan bằng hình ảnh, biểu đồ, đồ họa, video
  • Viết những bài chuyên sâu, dựa trên số liệu, dữ liệu uy tín
  • Áp dụng storytelling để truyền tải thông điệp

3.5. Điều hướng chuyển đổi

Thông qua các nội dung chuyển đổi trên kênh của bạn, bạn sẽ có thêm thông tin về khách hàng tiềm năng của mình, chẳng hạn như tên và địa chỉ email. Bạn có thể áp dụng các cách để điều hướng chuyển đổi khách hàng như sau:
  • CTA (Call to action): Bằng cách nhấp vào một nút/link cụ thể, mọi người sẽ cung cấp thông tin của họ để đổi lấy thêm nội dung về chủ đề họ quan tâm.
  • Trang đích (Landing pages): Đây là những trang có mục tiêu chuyển đổi và ít phức tạp hơn trang gốc.
  • Forms: Biểu mẫu này yêu cầu người đọc để lại thông tin liên hệ để công ty có thể gửi cho họ nội dung mong muốn.
  • Emails: Đây là một công cụ hiệu quả, đặc biệt là khi được cá nhân hóa theo tệp khách hàng.

3.6. Phân tích số liệu và tùy chỉnh

Việc phân tích số liệu của các chiến dịch sẽ cho phép bạn biết sâu hơn về kết quả mà mình đạt được. Từ đó, xác định những khía cạnh nào bạn nên cải thiện để đạt được mục tiêu thiết lập trước đó. Các công cụ phân tích hữu ích miễn phí bạn có thể tham khảo được cung cấp bởi Google là Google Analytics.

4. Chi phí cho một chiến dịch Inbound Marketing là bao nhiêu?

Chi phí Inbound Marketing có thể dao động rất lớn dựa vào thị trường hoạt động và nhu cầu của bạn. Ở đây, chúng tôi sẽ đưa ra mức giá trung bình với giả định bạn muốn chất lượng tốt nhất và hoạt động ở thị trường US cũng như toàn cầu.
  • Chi phí lên chiến lược và lập kế hoạch: Theo PayScale, mức lương của một nhà tư vấn chiến lược tiếp thị có kinh nghiệm 81.000$. Còn với các tư vấn viên Freelance, mức giá có thể dao động từ 50$ đến 125$ mỗi giờ.
  • Chi phí phần mềm Marketing: Để có thể quản lý chiến dịch và quan hệ khách hàng (CRM), bạn có thể sử dụng bản HubSpot CRM cơ bản. Tuy nhiên, chi phí Salesforce tiêu chuẩn ngành thường dao động từ 25$ đến 300$ trên mỗi người dùng mỗi tháng.
  • Thiết kế website: Tự xây dựng hoặc thiết kế lại trang web theo template thường là lựa chọn rẻ nhất. DIY web design có thể mất từ vài trăm đến 3.000$ trở lên nhưng “chi phí” thực sự ở đây là thời gian và sự phức tạp. Thuê freelancer sẽ mất khoảng từ 1.000$ - 5.000$ cho một trang web đơn giản và từ 10.000$ - 20.000$ trở lên cho một trang web phức tạp. Còn thuê 1 Agency thì chi phí có thể tốn trung bình từ 15.000$ - 40,000$.
  • Chi phí viết Content: Theo PayScale, một bạn quản lý nội dung có mức lương khoảng 60.000$. Nếu chọn thuê ngoài, bạn có thể tìm kiếm các bạn Freelance hoặc các dịch vụ viết lách. Trung bình, bạn có thể phải trả từ 75$ đến 150$ cho mỗi bài đăng chất lượng.
  • Chi phí Content Video: Theo PayScale, mức lương trung bình của các bạn quay phim là 45.000$.
  • Chi phí tối ưu SEO: Nếu bạn muốn thuê một chuyên gia SEO toàn thời gian thì mức lương trung bình là 46.000$. Tuy nhiên, bạn có thể tìm kiếm và thuê chuyên gia bên ngoài để kiểm tra trang web của mình mỗi năm một lần hoặc lâu hơn.
Tuy nhiên, đây là những thống kê về lương và chi phí trên thị trường quốc tế và US. tại Việt Nam, mức lương và giá sẽ thấp hơn theo thực tế thu nhập bình quân và mức sống tại Việt Nam. Để có thể tìm kiếm chuyên gia tư vấn với các mức giá, kinh nghiệm khác nhau, bạn có thể tham khảo Kounselly - sàn thương mại điện tử giúp kết nối và cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam với nhiều phương án để bạn dễ dàng lựa chọn và tối ưu chi phí.

5. Sự khác nhau của Inbound Marketing và Outbound Marketing

Outbound Marketing được hiểu là sử dụng những chiến lược và kỹ thuật khác nhau như quảng cáo truyền thống, cuộc gọi tìm kiếm khách hàng hoặc triển lãm thương hiệu, nhằm mục đích tiếp cận đến nhiều khách hàng nhất có thể. Trong khi đó Inbound Marketing thường hướng đến xây dựng nội dung mạnh và mang lại các giá trị cho khách hàng để khách hàng chủ động tiếp cận doanh nghiệp.  Sau đây là một số điểm khác biệt lớn nhất giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing:
Inbound MarketingOutbound Marketing
Tương tác hai chiềuTương tác một chiều
Tập trung vào nội dung chất lượng caoTập trung vào các chiến dịch bán hàng
Mục tiêu: Thu hút, giáo dục, cung cấp giá trị dựa theo nhu cầu khách hàngMục tiêu: Thu hút sự chú ý và áp đặt lời mời chào cho mọi người bất kể nhu cầu của họ
Tạo nhận thức về thương hiệu để xây dựng mối quan hệ lâu dàiTập trung hơn vào việc chuyển đổi người dùng mới
OnlineOnline & Offline
Cần ít thời gian hơnCần nhiều thời gian hơn
Chi phí thấpChi phí cao
Gắn một cách tự nhiên với trải nghiệm người dùngLàm gián đoạn trải nghiệm người dùng
Dễ dàng theo dõi sự tương tác của khách hàngKhó khăn khi theo dõi sự tương tác của khách hàng
Chiến thuật: Blogs, opt-in emails, mạng xã hội, influencer marketing, tìm kiếm, quảng cáo tự nhiênChiến thuật: Quảng cáo hiển thị, biển quảng cáo, tiếp thị qua điện thoại, tạp chí, quảng cáo TV, Email ngẫu nhiên
Bảng so sánh sự khác nhau giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing Có thể thấy rằng Inbound và Outbound có cách hoạt động trái ngược nhau. Khác với Inbound là tạo ra giá trị để khách hàng tự động kết nối, chiến lược của Outbound mang lại thường mất nhiều thời gian hơn mà không thể đem lại một tệp khách hàng tiềm năng chất lượng do tập trung vào quảng cáo quá nhiều.

6. Tại sao nên sử dụng Inbound Marketing?

Inbound Marketing là một chiến lược hay với nhiều ưu điểm. Dưới đây là một số ưu điểm lớn nhất để bạn tham khảo.

6.1. Tối ưu chi phí

Trong thời đại kỹ thuật số, việc sử dụng phương pháp Marketing truyền thống sẽ khiến cho doanh nghiệp phải chi nhiều khoản hơn cho truyền thông, tiếp thị. Việc tối ưu hóa chi phí cho hoạt động này sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu gánh nặng về nguồn tài chính và tăng lợi nhuận một cách đáng kể bằng cách tập trung vào giải quyết vấn đề và tạo ra giá trị cho khách hàng.

6.2. Gia tăng độ uy tín và sự tin cậy

Khi bạn khiến cho khách hàng tự tìm thấy và giải quyết vấn đề của họ một cách tự nhiên nhất thì sản phẩm hay dịch vụ sẽ trở nên đáng tin hơn. Theo nghiên cứu, khoảng 85% người tiêu dùng sẽ nghiên cứu sản phẩm hoặc dịch vụ trước khi quyết định mua hàng. Việc sử dụng Inbound Marketing tạo nội dung giúp khách hàng có trải nghiệm và tận dụng social proof giúp doanh nghiệp có thể quản lý và giảm thiểu rủi ro nhất có thể.

6.3. Mang lại hiệu quả cao

Theo nghiên cứu của công ty Digital Media Stream, với những doanh nghiệp đang áp dụng hai phương pháp tiếp thị và khi được hỏi về kết quả thì câu trả lời đều ủng hộ cả hai chiến lược tiếp thị. Tuy nhiên, Inbound Marketing vẫn chiếm được sự ưu ái với 75% phiếu bầu ủng hộ. Ngoài xem xét các yếu tố về chi phí, Inbound Marketing mang lại lợi tức đầu tư ROI cao hơn với chi phí tối thiểu so với Outbound Marketing.

Xem thêm: IMC – Truyền thông marketing tích hợp hiệu quả cho doanh nghiệp

Tổng Kết

Có thể nói, Inbound Marketing là một trong những chiến lược góp phần quan trọng vào sự phát triển của doanh nghiệp nói chung và sự gia tăng độ nhận diện nói riêng. Nó giúp cho doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn khách hàng tiềm năng một cách dễ dàng, nhanh chóng và thu lại hiệu quả cao. Trên đây là một số thông tin bạn cần hiểu về Inbound Marketing. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào bạn có thể liên hệ ngay Kounselly để được chúng tôi giải đáp và tư vấn.
Thẻ từ khóa
Chia sẻ

Bài liên quan

DMCA.com Protection Status