there is no startup industry that will give you a higher chance of success, even the one with a lower failure rate.

Khởi nghiệp kinh doanh bằng nghề gì dễ thành công nhất?

Khởi nghiệp không đơn giản chỉ là cứ mở ra một cửa tiệm, kinh doanh một mặt hàng, tự mình quản lý, tự mình làm chủ. Khởi nghiệp nếu chỉ là vấn đề sinh tồn, đủ để lo cơm ngày 3 bữa như mở một tiệm ăn nhỏ hay một tiệm cắt tóc thì quá đơn giản.  

Tuy nhiên, khởi nghiệp nếu để tạo ra sản phẩm mới, sáng tạo hay quy trình đột phá trên thị trường, tạo nên doanh nghiệp có tiềm năng phát triển, để tiền tự sinh ra tiền, để có cuộc sống sung túc, cân bằng,... Đấy mới là bài toán khó. Vậy câu hỏi đặt ra là, khởi nghiệp như thế nào và khởi nghiệp kinh doanh bằng nghề gì dễ thành công nhất ?

1.  Khởi nghiệp kinh doanh là gì?

Theo định nghĩa trong từ điển Oxford, khởi nghiệp kinh doanh (entrepreneurship) hiểu một cách cơ bản nhất là việc nhận định cơ hội và sẵn sàng chấp nhận các rủi ro về mặt tài chính để bắt đầu một hoạt động kinh doanh và vận hành nó để tạo ra lợi nhuận.

What is entrepreneurship
Với định nghĩa này, khởi nghiệp kinh doanh có thể dưới dạng doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoặc cũng có thể là một start-up (Công ty khởi nghiệp sáng tạo). Tuy nhiên, khi khởi nghiệp dưới dạng kinh doanh tư nhân vừa và nhỏ và khi sáng lập một công ty khởi nghiệp sáng tạo sẽ có rất nhiều điểm khác nhau.

2. Các loại hình khởi nghiệp kinh doanh

Mô hình khởi nghiệp kinh doanh nhỏ

starting up
Trong mô hình khởi nghiệp kinh doanh nhỏ, người khởi nghiệp sẽ mở một công ty hoặc một hoạt động kinh doanh nhỏ. Tuy nhiên, Công ty này sẽ có sản phẩm hoặc giải pháp tương tự với nhiều sản phẩm và giải pháp khác đã có sẵn trên thị trường. Sẽ không có yếu tố sáng tạo đổi mới và cũng không có tầm nhìn hay định hướng sẽ biến hoạt động kinh doanh đó thành một công ty lớn hay một chuỗi cửa hàng [6]. Mặc dù trong quá trình kinh doanh, công ty khởi nghiệp nhỏ có thể thành công và trở thành một công ty lớn, ví dụ vận hành một chuỗi cửa hàng trên khắp cả nước hay trên toàn cầu, và thậm chí nhượng quyền thương hiệu, tại thời điểm bắt đầu, với mô hình kinh doanh dựa trên những sản phẩm sẵn có, mô hình này sẽ được coi là mô hình khởi nghiệp nhỏ, chứ không phải khởi nghiệp sáng tạo. Ví dụ cho loại mô hình này là một cửa hàng tạp hóa, một công ty thời trang, một phòng tập gym hay một công ty bất động sản tại địa phương.

Mô hình khởi nghiệp kinh doanh sáng tạo

Công ty khởi nghiệp kinh doanh sáng tạo thường được gọi là startup. Đây là từ dùng để chỉ các công ty trong giai đoạn đầu của hoạt động kinh doanh. Những công ty này là loại hình khởi nghiệp được đề cập đến phổ biến hơn và được mong chờ nhiều nhất hiện nay. Ngoài ra, chính mô hình khởi nghiệp kinh doanh sáng tạo, chứ không phải mô hình khởi nghiệp nhỏ, là có liên kết với định nghĩa hiện nay về doanh nhân khởi nghiệp, những người được mong đợi sẽ mang đến cho thị trường những giải pháp sáng tạo đổi mới. Chính vì thế, các công ty này thường sẽ có hàm lượng sáng tạo cao, áp dụng công nghệ tiên tiến để đưa ra thị trường những sản phẩm mới, quy trình mới hoặc được cải tiến một cách sáng tạo so với các sản phẩm và quy trình sẵn có trên thị trường. Từ đó, đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách khác biệt. Ngoài ra, những giải pháp mới này đều sẽ có khả năng mở rộng quy mô. Do đó, khi thành lập Công ty, những người sáng lập cũng định sẵn tầm nhìn để mở rộng hoạt động kinh doanh, biến công ty khởi nghiệp của họ trở thành một công ty lớn. Ví dụ điển hình cho mô hình khởi nghiệp sáng tạo là Uber - ứng dụng xe công nghệ đã thay đổi toàn bộ quy trình bán hàng và vận hành của ngành vận tải hành khách.

3.  Có phải khởi nghiệp sáng tạo là con đường tiềm năng nhất để khởi nghiệp thành công?

Không phải bao giờ nỗ lực hết mình cũng nhận lại kết quả xứng đáng. Khởi nghiệp sáng tạo cũng vậy. Không phải cứ nỗ lực 100% thì ý tưởng sẽ thành công 100%.

3.1. Tỷ lệ thành công và thất bại của các dự án khởi nghiệp sáng tạo

startups fail across all startup industry
Khởi nghiệp dù với mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ hay công ty khởi nghiệp sáng tạo startup đều có tỷ lệ thất bại khá cao.

Tỷ lệ thất bại của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Dù xuất phát với tỷ lệ thất bại thấp, chỉ 18.4% sau năm đầu tiên [2], số lượng doanh nghiệp thất bại ngày càng tăng theo thời gian. Theo dữ liệu của Cục Thống kê Hoa Kỳ, 30,6% doanh nghiệp thất bại sau năm thứ 2 và 37,9% sau năm thứ 3 [2]. Trong khoảng thời gian sau 5 năm và 10 năm, tỷ lệ thất bại ngày càng tăng cao, từ 49.7% lên 65.5% [2].

Tỷ lệ thất bại của các Công ty khởi nghiệp sáng tạo startup

Theo báo cáo gần đây của Startup Genome, 92% doanh nghiệp khởi nghiệp thất bại tính đến năm 2019. Và hơn 2/3 số doanh nghiệp khởi nghiệp không thể mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư [3]. Số Công ty startup thất bại theo thời gian cũng cao hơn các Công ty vừa và nhỏ. Theo số liệu thống kê dựa trên 500 Công ty startups thất bại của Statistics Brain [4], số lượng Công ty thất bại sau năm thứ nhất là 25%, 36% thất bại sau năm thứ 2 và 44% sau năm thứ ba (Xem biểu đồ 1). Như vậy, các Công ty khởi nghiệp sáng tạo có tỷ lệ thất bại cao hơn các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

3.2. Phải chăng khởi nghiệp kinh doanh bằng nghề có tỷ lệ thất bại thấp hơn thì sẽ dễ thành công hơn?

Tỷ lệ thất bại theo ngành

Theo Statistics Brain, top những ngành có tỷ lệ thất bại cao nhất sau 4 năm là công nghệ thông tin (63%), vận tải/liên lạc (55%), bán lẻ và xây dựng (53%) [4]. Top những ngành có tỷ lệ thất bại thấp nhất là tài chính/bảo hiểm/bất động sản (42%), Giao dục/Y tế và Nông nghiệp (44%) [4] (Xem biểu đồ 1).
phần trăm thất bại các ngành startup
Biểu đồ 1: Tỷ lệ thất bại theo ngành từ 500 công ty khởi nghiệp thất bại [4]

Các Công ty khởi nghiệp kinh doanh bằng nghề như nhau vẫn có thể có kết quả khác nhau

vì sao startup thất bại
Trong một bài viết phân tích về cách nhận định cơ hội kinh doanh, Baron [5] đã lấy dẫn chứng về một nghiên cứu so sánh 2 công ty khởi nghiệp công nghệ. Trong đó một công ty thành công và một công ty thất bại. Kết quả cho thấy công ty thất bại đã không cập nhật thông tin về sự phát triển của thị trường tiềm năng, từ đó không thay đổi sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu mới của thị trường, dẫn đến sản phẩm không còn được thị trường đón nhận. Trong khi Công ty còn lại đã cập nhật thông tin thị trường và nhận định đúng tình hình, từ đó điều chỉnh chiến lược kinh doanh và đã thành công. Như vậy, việc thành hay bại của một công ty không phụ thuộc vào tỷ lệ thành công hay thất bại của ngành nghề khởi nghiệp, mà phụ thuộc vào khả năng nhận định cơ hội kinh doanh của chúng ta dựa trên những hiểu biết của chúng ta về thị trường, ngành nghề, nhu cầu của khách hàng, công nghệ, quy định pháp lý, v.v. Ngoài ra, sự thành hay bại cũng phụ thuộc vào cách chúng ta quản lý và điều hành công ty. Bởi lẽ, trong những năm đầu khởi nghiệp, dẫu lựa chọn bất kỳ lĩnh vực nào, chúng ta cũng không thể tránh khỏi nguy cơ, rủi ro đến từ việc: thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm, thiếu chiến lược, không có bạn đồng hành thích hợp,...
Chính điều đó đã đặt ra yêu cầu rằng doanh nhân khởi nghiệp, cần trang bị cho mình những hành trang tốt nhất khi muốn biến ý tưởng khởi nghiệp thành hiện thực..

4. Những điểm cần lưu ý để khởi nghiệp kinh doanh thành công

Nếu bạn muốn khởi nghiệp, chỉ ý tưởng thôi là chưa đủ. Mà còn phải xét đến những phương diện sau:

Khởi nghiệp kinh doanh bằng nghề phù hợp với bạn

There is no startup industry that will give you a higher chance of success, even the one with a lower failure rate.
Khi lựa chọn khởi nghiệp kinh doanh bằng nghề gì, ta cần lựa chọn một nghành nghề và lĩnh vực cụ thể vừa phù hợp với nhu cầu thị trường, vừa phù hợp với khả năng và sở thích của bản thân.

Khởi nghiệp kinh doanh bằng nghề và lĩnh vực có nhu cầu

Ngành nghề khởi nghiệp kinh doanh phù hợp nhu cầu thị trường là lĩnh vực có cơ hội kinh doanh tiềm năng dựa trên quy luật “cung - cầu”. Điều này có nghĩa là sản phẩm hay dịch vụ phải được mong chờ bởi khách hàng và đáp ứng được nhu cầu được thể hiện rõ ràng (explicit needs) hoặc nhu cầu tiềm ẩn chờ được khám phá (hidden needs) của khách hàng. Theo Baron [5], chính kiến thức và hiểu biết về một thị trường, ngành, nhóm khách hàng, quy định pháp lý, văn hóa hay Công Nghệ cụ thể đã giúp doanh nhân khởi nghiệp nhận biết được cơ hội kinh doanh. Cụ thể, dựa trên những kiến thức và kinh nghiệm sẵn có, doanh nhân khởi nghiệp sẽ hình thành hệ thống nhận thức để đánh giá và tổng hợp thông tin cũng như những hình mẫu về một mô hình kinh doanh nào đó. Sau đó, họ sẽ kết nối các kiến thức mới mà họ nhận được từ xung quanh như các sự kiện, xu hướng hoặc những thay đổi trên thị trường, công nghệ, chính sách, nhân khẩu học v.v., so sánh chúng với những hình mẫu đã hình thành trong nhận thức của họ, để từ đó nhận ra cơ hội kinh doanh mới. Ví dụ một người được đào tạo và làm việc trong ngành tài chính có thể tích lũy những hiểu biết về ngành, thị trường, vấn đề của khách hàng. Sau đó, kết hợp với những hiểu biết của anh ta về sự phát triển của Công nghệ thông tin, và các ứng dụng của Công nghệ thông tin, anh ta sẽ tìm thấy các giải pháp fintech mới để giúp giải quyết vấn đề của khách hàng.

Khởi nghiệp kinh doanh bằng nghề và lĩnh vực phù hợp sở thích và chuyên môn của bạn

Theo mô hình lý thuyết tư duy hiệu quả (Theory of Effectuation), các doanh nhân khởi nghiệp chuyên nghiệp sẽ dùng nguyên tắc “Bird in Hand” (con chim trong tay), được hiểu là dựa vào những gì mình có để quyết định khởi nghiệp kinh doanh bằng nghề gì. Cụ thể, nguyên tắc này gợi ý bạn có thể lựa chọn khởi nghiệp kinh doanh bằng nghề gì dựa trên 3 yếu tố: + Who I am:  your startup industry and field should be based on your own interest, hobbies, or passion. + What I have (tôi có gì): lựa chọn khởi nghiệp kinh doanh bằng nghề gì dựa trên kinh nghiệm và chuyên môn của bản thân. + Whom I know (tôi biết ai): Lựa chọn khởi nghiệp kinh doanh bằng nghề gì dựa trên kinh nghiệm, hiểu biết của những người bạn biết. Hoặc bạn sẽ kết nối với những người bạn biết mà có năng lực phù hợp để giúp bạn triển khai ý tưởng của mình

4.2. Luôn sẵn sàng về mặt tài chính

running out of cash is top reason for startups' failure. Get your finance ready for starting up.
Theo CBInsights, 38% các công ty khởi nghiệp thất bại cho rằng cạn kiệt tiền mặt và không thể huy động vốn là lý do hàng đầu khiến họ thất bại. Therefore, on your entrepreneurial journey, besides your personal savings, you need to find other sources of investment for your business. It can be the fund from crowdfunding, angel investors, venture capital firms, bank loans, reinvested profit, or IPO, depending on the stage of your business in the business life cycle.

Xem thêm: Các chi phí khởi nghiệp kinh doanh

4.3. Tinh thần vững vàng, kinh nghiệm dày dặn, tư duy rộng mở

Muốn khởi nghiệp thành công, nếu chỉ có ý tưởng và vốn thôi thì chưa đủ. Các bạn phải luôn có thêm cho mình ý chí, sự kiên trì, nỗ lực đi cùng với năng lực hoạch định chiến lược, năng lực quản trị, phát triển đội ngũ, xây dựng kết nối, và tư duy rộng mở luôn sẵn sàng học hỏi thêm những kiến thức mới cũng như những bài học kinh nghiệm của những người đi trước. Nếu bạn cảm thấy mông lung, phân vân trước nhiều quyết định lớn nhỏ khác nhau trong suốt quá trình khởi nghiệp, bạn có thể kết nối với Kounselly - sàn thương mại điện tử về lĩnh vực quản trị kinh doanh và khởi nghiệp. Tại đây, bạn sẽ được kết nối với các chuyên gia luôn sẵn sàng cung cấp dịch vụ tư vấn, sẵn sàng gỡ bỏ mọi khúc mắc, khó khăn của doanh nghiệp. Đồng thời bạn cũng sẽ được gợi ý thêm những định hướng, phương án giải quyết mới giúp doanh nghiệp nhanh chóng đi vào ổn định. Đặc biệt, Kounselly còn có thêm kho thông tin, tài liệu điện tử và các khóa học phong phú đến từ các chuyên gia hàng đầu để giúp bạn nâng cao kiến thức và kinh nghiệm bất cứ khi nào bạn cần.

Tổng Kết

Không có ngành nghề nào khởi nghiệp chắc chắn 100% thành công. Và cũng không phải lúc nào khởi nghiệp đều sẽ thất bại. Khởi nghiệp không khó, nhưng khởi nghiệp như thế nào để thành công mới khó. Vì vậy, nếu bạn đang ấp ủ ý định khởi nghiệp, hãy liên hệ với Kounselly - chúng tôi ở đây để chắp cánh cho những ý tưởng khởi nghiệp của bạn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Stanford Online. “What is entrepreneurship”. Stanford University, Stanford Center for Professional Development. Available: https://online.stanford.edu/what-is-entrepreneurship

[2] K, Gustafson. “The Percentage of Businesses that fail and how to boost your chances of success”. LendingTree, 2022. Available: https://www.lendingtree.com/business/small/failure-rate/

[3] T. Eisenmann. “Why Start-ups fail”. Harvard Business Review, 2021. Available: https://hbr.org/2021/05/why-start-ups-fail

[4] https://www.techinasia.com/500-failed-startups-bankrupt-vc

[5] R. A. Baron, “Opportunity Recognition as Pattern Recognition: How Entrepreneurs “Connect the Dots” to identify New business Opportunities”. Academy of Management Perspectives, 2006.

[6] A. Hayes. “Entrepreneur: What it means to be one and how to get started”. Investopedia, 2022. Available: https://www.investopedia.com/terms/e/entrepreneur.asp

[7] Guidant. “2022 small business trends”. Guidant, 2022. Available: https://www.guidantfinancial.com/small-business-trends/

Thẻ từ khóa
Chia sẻ

Bài liên quan

DMCA.com Protection Status