Áp lực hay stress là một phần không thể tránh khỏi, đặc biệt là trong cuộc sống hiện đại. Từ đời sống cá nhân, gia đình, công việc thì chúng ta đều phải đối mặt với nhiều thử thách khá nhau mỗi ngày. Vậy đâu là cách kiểm soát stress và cân bằng cuộc sống hiệu quả. Cùng Kounselly khám phá qua bài viết sau.
Nguyên Nhân Gây Ra Stress
Các tác nhân gây ra stress thường đến từ yếu tố nội sinh (nguyên nhân bên trong) và yếu tố ngoại sinh (nguyên nhân bên ngoài). Điển hình là:
Công Việc
Áp lực từ công việc là một trong những nguyên nhân chính gây ra stress trong hiện nay. Deadline dồn dập, khối lượng công việc nhiều và môi trường làm việc nặng nề có thể làm bạn bị quá tải và tăng mức độ căng thẳng của bạn. Thường xuyên phải hoàn thành công việc đúng hạn và đáp ứng các yêu cầu cao từ sếp và đồng nghiệp cũng là những yếu tố góp phần gây stress.
Cuộc Sống Cá Nhân
Việc lo toan cuộc sống khiến nhiều bạn trẻ lao vào guồng xoay công việc mà bỏ bê sức khỏe. Sức đề kháng yếu sẽ khiến các tác nhân bệnh dễ dàng phá vỡ hàng phòng thủ của bạn hơn và với một cơ thể yếu ớt, bạn khó lòng đạt được hiệu suất công việc tốt nhất.
Ngoài ra, các mối quan hệ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, khách hàng,... cũng là một phần quan trọng quyết định đến cảm xúc của bạn. Nếu một mối quan hệ trục trặc, bạn sẽ cảm thấy bực dọc hơn đối với những người khác.
Nếu không cân bằng được giữa sức khỏe, tài chính và các mối quan hệ thì chúng sẽ trở thành nguyên nhân khiến bạn căng thẳng hơn mỗi ngày.
Yếu Tố Bên Ngoài
Những yếu tố như xã hội, kinh tế tưởng chừng như không liên quan lại ảnh hưởng vô cùng nhiều đến bạn. Việc sinh sống trong môi trường an toàn, lành mạnh và văn minh sẽ tạo cho bạn cảm giác yên tâm. Song, nếu liên tục đối diện với một môi trường bên người đầy rẫy những điều tiêu cực thì bạn luôn ở trong trạng thái căng thẳng.
Tác Hại Của Stress Lên Sức Khỏe Của Bạn
Stress kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, một số vấn đề phổ biến bao gồm:
Sức Khỏe Thể Chất: Các vấn đề như đau đầu, mất ngủ, bệnh tim mạch
- Đau đầu: Stress có thể gây ra đau đầu căng thẳng hoặc làm nặng thêm các cơn đau đầu hiện có.
- Mất ngủ: Căng thẳng thường dẫn đến khó ngủ hoặc mất ngủ hoàn toàn, làm giảm chất lượng giấc ngủ.
- Bệnh tim mạch: Stress kéo dài có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như cao huyết áp và đau tim.
Sức Khỏe Tinh Thần: Gây ra lo âu, trầm cảm, giảm khả năng tập trung
- Lo âu: Stress làm tăng cảm giác lo âu, làm cho bạn cảm thấy không yên và bồn chồn.
- Trầm cảm: Căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến trầm cảm, khiến bạn cảm thấy buồn bã, mất hứng thú với các hoạt động thường ngày.
- Giảm khả năng tập trung: Stress làm giảm khả năng tập trung, khiến bạn khó hoàn thành công việc và hoạt động hàng ngày.
Cách Kiểm Soát và Giảm Stress
Stress là một phần không thể tránh khỏi trong cuộc sống hiện đại, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể học cách kiểm soát và giảm bớt nó. Dưới đây là những phương pháp hiệu quả để kiểm soát và giảm stress.
Thư Giãn
Thiền và yoga là hai phương pháp tuyệt vời để giúp tâm trí và cơ thể thư giãn. Dưới đây là một số bài tập đơn giản mà bạn có thể thực hiện hàng ngày:
- Thiền cơ bản: Ngồi thoải mái, nhắm mắt và tập trung vào hơi thở. Hít vào sâu qua mũi, giữ hơi thở trong vài giây, sau đó thở ra từ từ qua miệng. Lặp lại quá trình này trong 5-10 phút.
- Tư thế trẻ em (Child's Pose): Quỳ xuống, ngồi lên gót chân và cúi người về phía trước, đưa tay về phía trước hoặc dọc theo cơ thể. Giữ tư thế này trong vài phút để thư giãn lưng và vai.
- Phương pháp 4-7-8 hít thở sâu giúp thư giãn tâm trí: Ngồi hoặc nằm thoải mái, đặt tay lên bụng. Hít vào qua mũi trong 4 giây, giữ hơi thở trong 7 giây và thở ra từ từ qua miệng trong 8 giây. Lặp lại quá trình này 4 - 5 lần.
Tập Thể Dục
Tập thể dục đều đặn là một cách hiệu quả để giảm stress. Hoạt động thể chất giúp cơ thể sản xuất endorphin, hormone tạo cảm giác vui vẻ và thoải mái. Bạn có thể tham gia các hoạt động như chạy bộ, đi bộ, bơi lội hoặc tham gia các lớp thể dục như zumba hay pilates.
Quản Lý Thời Gian
Lập kế hoạch công việc giúp bạn kiểm soát thời gian hiệu quả và giảm bớt áp lực. Hãy tạo một danh sách các công việc cần làm, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên và ước lượng thời gian cần thiết cho mỗi nhiệm vụ.
Xác định những công việc quan trọng nhất và tập trung hoàn thành chúng trước. Điều này giúp bạn đảm bảo rằng những nhiệm vụ quan trọng được hoàn thành đúng hạn mà không gây ra áp lực không cần thiết.
Chế Độ Ăn Uống Lành Mạnh
Hãy ăn đủ các bữa, bao gồm nhiều rau xanh, hoa quả, protein, và ngũ cốc nguyên hạt. Tránh tiêu thụ quá nhiều đường và cafein, vì chúng có thể làm tăng cảm giác lo âu và căng thẳng. Một chế độ ăn lành mạnh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát stress.
Ngủ Đủ Giấc
Giấc ngủ đủ giúp cơ thể và tâm trí được phục hồi, tăng cường khả năng tập trung và giảm căng thẳng. Thiếu ngủ kéo dài có thể dẫn đến mệt mỏi, lo âu, và giảm khả năng kiểm soát stress.
Để tạo ra giấc ngủ chất lượng, bạn hãy tập thói quen đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày. Tránh sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ, tạo môi trường ngủ thoải mái, yên tĩnh và đủ tối.
Tìm Kiếm Hỗ Trợ
Đôi lúc, bạn thường chui vào ngõ cụt và không thể đưa ra giải pháp hợp lý để giải quyết vấn đề cá nhân. Đây cũng là thời điểm bạn nên nhờ đến sự trợ giúp từ những người khác:
- Tư vấn tâm lý từ chuyên gia: Các chuyên gia tâm lý có thể giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân gây stress và cung cấp các phương pháp để kiểm soát và giảm bớt stress.
- Tâm sự cùng người thân: Chia sẻ những khó khăn và lo lắng với người thân và bạn bè giúp bạn cảm thấy được hỗ trợ và giảm bớt cảm giác cô đơn. Sự chia sẻ và lắng nghe từ những người xung quanh có thể mang lại sự an ủi và động viên cần thiết.
- Tham gia các khóa học chuyên sâu về giảm căng thẳng: Kounselly cung cấp các khóa học chuyên sâu giúp bạn nâng cao kỹ năng kiểm soát stress. Tham gia các khóa học này sẽ giúp bạn học được những kỹ năng và phương pháp hiệu quả để đối phó với stress trong cuộc sống hàng ngày. Hãy truy cập Kounselly Knowledge Center để tìm hiểu thêm và đăng ký ngay hôm nay!
Xem thêm: Tự nhận thức - Self awareness: Chìa khóa cho sự phát triển
Stress là một phần không thể tránh khỏi của cuộc sống, nhưng với những phương pháp và kỹ năng kiểm soát stress, bạn hoàn toàn có thể học cách đối phó và giảm bớt tác động của nó. Bắt đầu từ những thay đổi nhỏ và kiên trì thực hiện, bạn sẽ thấy được sự khác biệt tích cực trong cuộc sống và sức khỏe của mình.