Lựa chọn nhà đầu tư phù hợp là một quyết định quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp khởi nghiệp nào. Hai lựa chọn phổ biến nhất hiện nay là Business Angel (BA) và Venture Capital (VC). Mỗi loại nhà đầu tư đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với những giai đoạn phát triển khác nhau của doanh nghiệp. Bài viết này sẽ giúp nắm rõ hơn về các nhà đầu tư từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình.
Business Angel (hay Angel investor) là gì?
Business Angel (BA), hay còn gọi là nhà đầu tư thiên thần, là những cá nhân có giá trị tài sản ròng cao, thường là doanh nhân thành đạt hoặc nhà đầu tư giàu kinh nghiệm. Họ đầu tư vốn vào các công ty khởi nghiệp hoặc công ty nhỏ với mục đích đổi lấy vốn sở hữu của công ty.
Một số đặc điểm chính của Business Angel bao gồm:
- Nguồn vốn: Business Angel sử dụng vốn tự có để đầu tư, không thông qua các quỹ đầu tư.
- Mức đầu tư: Số vốn đầu tư của Business Angel thường nhỏ hơn so với các quỹ đầu tư mạo hiểm, dao động từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng.
- Giai đoạn đầu tư: Business Angel thường đầu tư vào giai đoạn đầu của doanh nghiệp, khi doanh nghiệp mới thành lập hoặc đang trong giai đoạn phát triển ban đầu.
- Kinh nghiệm và kiến thức: Business Angel thường có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực kinh doanh và sẵn sàng chia sẻ kiến thức với các doanh nghiệp khởi nghiệp.
- Mối quan hệ: Business Angel có thể mở rộng mối quan hệ cho doanh nghiệp khởi nghiệp, giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng, nhà cung cấp và đối tác tiềm năng.
Bản chất hoạt động của nhà đầu tư thiên thần
Bản chất hoạt động của các nhà đầu tư thiên thần chính là cung cấp vốn đầu tư, chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức. Đồng thời giúp doanh nghiệp mở rộng mối quan hệ, hỗ trợ phát triển và tham gia vào quá trình quản lý, phát triển của startup. Ngoài ra còn đưa ra những đóng góp ý kiến và tư vấn cho ban lãnh đạo.
Lợi ích khi nhận vốn từ nhà đầu tư thiên thần
Khi nhận vốn từ nhà đầu tư thiên thần, doanh nghiệp mới khởi nghiệp sẽ nhận được rất nhiều lợi ích như:
- Vốn đầu tư: Đây là lợi ích quan trọng nhất khi nhận vốn từ nhà đầu tư thiên thần. Startup sẽ có nguồn vốn cần thiết để phát triển ý tưởng, sản phẩm và dịch vụ, mở rộng thị trường, tăng cường đội ngũ nhân viên…
- Kinh nghiệm và kiến thức: Nhà đầu tư thiên thần thường có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh và đầu tư. Họ có thể chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức quý báu cho startup, giúp startup tránh được những sai lầm thường gặp và phát triển nhanh hơn.
- Mạng lưới mối quan hệ: Nhà đầu tư thiên thần thường có mạng lưới mối quan hệ rộng rãi với các nhà đầu tư khác, khách hàng tiềm năng và đối tác chiến lược. Họ có thể giới thiệu startup cho những người này, giúp startup tiếp cận được nhiều nguồn lực và cơ hội phát triển hơn.
- Hỗ trợ phát triển: Nhà đầu tư thiên thần thường tham gia vào quá trình quản lý và phát triển của startup. Họ có thể đóng góp ý kiến, tư vấn cho ban lãnh đạo startup và giúp startup đưa ra những quyết định đúng đắn.
- Uy tín: Việc nhận được vốn đầu tư từ nhà đầu tư thiên thần có thể giúp nâng cao uy tín của startup trên thị trường. Điều này sẽ giúp startup thu hút được thêm khách hàng, đối tác và nhân viên tài năng.
Ưu điểm và hạn chế khi nhận vốn từ nhà đầu tư thiên thần
Việc nhận vốn từ nhà đầu tư thiên thần sẽ mang lại nhiều ưu điểm và một số mặt hạn chế nhất định đối với doanh nghiệp khởi nghiệp.
Ưu điểm khi nhận vốn từ nhà đầu tư thiên thần
Khi nhận vốn từ nhà đầu tư thiên thần, doanh nghiệp bạn sẽ nhận được một số ưu điểm như:
- Doanh nghiệp có thêm nguồn vốn để phát triển các sản phẩm dịch vụ của mình.
- Đơn vị cũng có thêm kinh nghiệm, kiến thức được nhà đầu tư thiên thần chia sẻ, hỗ trợ.
- Khi hợp tác với nhà đầu tư thiên thần bạn có thể tiếp cận được các nguồn lực và cơ hội mở rộng mạng lưới mối quan hệ nhanh chóng.
- Việc nhận vốn từ nhà đầu tư thiên thần có thể tạo ra một hiệu ứng lan truyền tích cực, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư lớn hơn và tạo ra lòng tin từ phía họ.
Hạn chế khi nhận vốn từ nhà đầu tư thiên thần
Bên cạnh những ưu điểm khi nhận vốn từ nhà đầu tư thiên thần, doanh nghiệp khởi nghiệp cũng sẽ gặp một số hạn chế nhất định như:
- Mất quyền kiểm soát: Bạn lãnh đạo doanh nghiệp khởi nghiệp có thể sẽ mất một phần quyền kiểm soát doanh nghiệp cho nhà đầu tư thiên thần.
- Áp lực phát triển: Startup phải chịu áp lực để phát triển nhanh chóng, đạt được lợi nhuận cao.
- Mâu thuẫn lợi ích: Có thể xảy ra mâu thuẫn lợi ích giữa startup và nhà đầu tư thiên thần.
- Quá trình thẩm định kỹ lưỡng: Startup phải trải qua quá trình thẩm định kỹ lưỡng từ nhà đầu tư thiên thần.
- Chia sẻ lợi nhuận: Startup phải chia sẻ lợi nhuận với nhà đầu tư thiên thần.
- Không phải startup nào cũng phù hợp: Startup cần đáp ứng các tiêu chí của nhà đầu tư thiên thần để nhận được vốn đầu tư.
Phân biệt nhà đầu tư thiên thần và nhà đầu tư mạo hiểm
Nhà đầu tư thiên thần và nhà đầu tư mạo hiểm đều có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp. Tuy nhiên, hai loại nhà đầu tư này có những đặc điểm riêng biệt.
- Về nguồn vốn, nhà đầu tư thiên thần sử dụng vốn cá nhân để đầu tư, trong khi nhà đầu tư mạo hiểm quản lý quỹ đầu tư được huy động từ nhiều nhà đầu tư khác.
- Về số tiền đầu tư, nhà đầu tư thiên thần thường đầu tư số tiền nhỏ hơn phù hợp với giai đoạn đầu của startup. Ngược lại, nhà đầu tư mạo hiểm thường đầu tư số tiền lớn hơn (vài tỷ đến vài chục tỷ đồng) vào giai đoạn sau của startup.
- Mức độ rủi ro cũng là một điểm khác biệt. Do đầu tư vào giai đoạn đầu, nhà đầu tư thiên thần chấp nhận mức độ rủi ro cao hơn so với nhà đầu tư mạo hiểm.
- Kỳ vọng lợi nhuận của hai loại nhà đầu tư cũng khác nhau. Nhà đầu tư thiên thần mong muốn thu được lợi nhuận cao trong thời gian ngắn, trong khi nhà đầu tư mạo hiểm kiên nhẫn chờ đợi lợi nhuận cao trong thời gian dài.
- Mức độ tham gia vào hoạt động của startup cũng là một điểm phân biệt. Nhà đầu tư thiên thường tham gia sâu vào hoạt động của startup, đóng góp ý kiến và tư vấn cho ban lãnh đạo. Ngược lại, nhà đầu tư mạo hiểm ít tham gia vào hoạt động của startup, chỉ giám sát và đánh giá hiệu quả đầu tư.
Xem thêm: Bí quyết gọi vốn kinh doanh giúp các startup nâng cao tỷ lệ thành công
Key Takeaway:
Tùy theo tình tình khả năng tài chính, kinh nghiệm, sản phẩm bán của doanh nghiệp mình mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn nhà đầu tư phù hợp. Chúc bạn có được lựa chọn tốt nhất để giúp đơn vị mình ngày càng phát triển hơn.