Gen Z đang tham gia dần vào thị trường lao động và sẽ đóng vai trò quan trọng vào sự thành công của tổ chức trong tương lai. Nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn còn lúng túng trong quản trị thế hệ lao động mới nổi này. Bài viết này sẽ giới thiệu các đặc điểm và hành vi của thế hệ Gen Z và 7 chiến lược giúp Doanh nghiệp quản lý thế hệ GEN Z hiệu quả để tối ưu lực lượng lao động cho thời đại số.
Vì sao Doanh nghiệp cần tuyển dụng nhân sự Gen Z?
Theo nghiên cứu của Deloitte , công việc trong tương lai sẽ thay đổi theo hướng cần những cá nhân có nhiều tài năng, nhiều mối quan tâm và kiến thức đa dạng. Theo đó, các kỹ năng mà nhân sự cần có sẽ xoay quanh 4 nhóm kỹ năng gồm: 1. Kỹ năng sử dụng công nghệ và các công cụ số 2. Kỹ năng phân tích dữ liệu và sử dụng số liệu phân tích 3. Kỹ năng quản trị kinh doanh 4. Kỹ năng sáng tạo và thiết kế Trong khi đó, Gen Z là thế hệ được sinh ra từ năm 1995 đến năm 2010 và hiện đang chiếm 1/3 dân số thế giới. Họ là thế hệ công dân số đầu tiên, những người chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghệ. Họ được tiếp cận với Internet, điện thoại thông minh, mạng di động và mạng xã hội từ rất sớm. Bối cảnh đó đã tạo nên một thế hệ phụ thuộc vào công nghệ, yêu thích công nghệ và luôn thoải mái sử dụng công nghệ. Họ đã quen thuộc với mạng xã hội, quen thuộc với việc nội dung được chia sẻ miễn phí trên nhiều nền tảng, giao tiếp trực tuyến, học online và mua hàng online chỉ với một vài click chuột. Do đó, trong bối cảnh lực lượng lao động từ các thế hệ trước đang ngày càng sụt giảm dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động ở nhiều quốc gia, Gen Z sẽ là thế hệ lực lượng lao động phù hợp với thời đại công nghệ số mà các Công ty cần hướng tới. Ngoài ra, theo McKinsey, Gen Z là thế hệ khá thực tế, có tư duy phân tích phản biện tốt, luôn hướng đến giải quyết xung đột thông qua đối thoại và tìm cách cải thiện thế giới. Họ cũng là những người có tư duy mở, luôn sẵn sàng tiếp nhận những điều mới, chấp nhận sự khác biệt, thông minh, linh hoạt và phản ứng nhanh với thay đổi.Vì sao tuyển dụng và quản lý nhân sự Gen Z lại khó?
Mặc dù hứa hẹn là thế hệ lực lượng lao động phù hợp cho thời đại số và đóng góp quan trọng vào sự thành công của tổ chức trong tương lai, nhiều doanh nghiệp vẫn còn lúng túng và khó khăn trong tuyển dụng và quản lý nhân sự Gen Z. Đó là bởi vì Gen Z là thế hệ có nhiều điểm khác biệt với các thế hệ trước. Do đó, kinh nghiệm từ quản lý các thế hệ trước không thể giúp ích nhiều cho Doanh nghiệp trong quản lý thế hệ Gen Z.
1. Thế hệ Z có cá tính mạnh và đề cao sự tự do
Cụ thể, thế hệ Gen Z được cho là thế hệ có cá tính mạnh. Họ đề cao giá trị của cá nhân, không gắn kết nhiều với thương hiệu hay tổ chức, do đó ít gắn bó lâu dài với tổ chức. Nghiên cứu của Gallup đã chỉ ra, mức độ gắn kết của Gen Z là luôn thấp hơn các thế hệ trước, chỉ ở mức 31%. Trong khi đó 54% người được hỏi cho biết họ không gắn kết với tổ chức và 15% chủ động không gắn kết. Họ cũng không thích bị gò bó, áp đặt. Thay vào đó, họ thích sự độc lập, tự do, thích khám phá những trải nghiệm mới lạ.2. Thế hệ Z dễ bị stress và mệt mỏi
Ngoài ra, theo nghiên cứu của Gallup, thế hệ Gen Z cũng là thế hệ dễ bị stress và mệt mỏi vì công việc hơn các thế hệ trước. 68% người được hỏi thuộc thế hệ Gen Z trong nghiên cứu của Gallup cho biết họ bị stress rất nhiều lần. Điều này có tác động tiêu cực lên kết quả công việc của thế hệ Gen Z cũng như sự phát triển nghề nghiệp trong dài hạn của họ. Stress và mệt mỏi cũng sẽ khiến họ có nhiều khả năng nghỉ việc hơn cả so với các thế hệ trước. Cũng bởi lẽ đó, làm việc linh hoạt thời gian để duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống và đảm bảo sức khỏe cá nhân luôn là ưu tiên của họ khi xem xét lựa chọn công việc.3. Thế hệ Z rất kén môi trường làm việc
Họ cũng là những người kén môi trường làm việc. Họ không chỉ yêu cầu công việc có lương tốt mà còn các chế độ đãi ngộ khác, lộ trình phát triển nghề nghiệp và công việc phù hợp, hấp dẫn với họ. Tuy nhiên, nghiên cứu của Deloitte đã chỉ ra rằng, nếu so sánh giữa một công việc lương cao và một công việc hấp dẫn hơn, họ sẽ chọn cái thứ hai. Ngoài ra, họ cũng đề cao danh tiếng, giá trị đạo đức và ảnh hưởng xã hội của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không có các hành động hướng tới các vấn đề như phát triển bền vững, biến đổi khí hậu hay nạn đói, thì sẽ không thể thu hút và giữ chân được thế hệ Gen Z.Làm thế nào để tuyển dụng và quản lý nhân sự Gen Z tối ưu nhất?
Với đặc điểm của thế hệ Gen Z như trên, để thu hút và quản lý tốt thế hệ Gen Z, Doanh nghiệp nên hướng tới thực hiện đồng bộ 7 chiến lược sau:1. Xây dựng và quảng bá thương hiệu nhà tuyển dụng của Doanh nghiệp
Do thế hệ Gen Z là những người đề cao giá trị của doanh nghiệp khi lựa chọn nơi làm việc lý tưởng cho họ, doanh nghiệp cần hướng tới xây dựng kế hoạch để phát triển và quảng bá thương hiệu tuyển dụng của mình. Để làm được điều đó, Doanh nghiệp cần áp dụng nguyên lý Marketing và Thương hiệu vào công tác tuyển dụng, để từ đó triển khai các chiến lược Marketing và Branding phù hợp cho hoạt động tuyển dụng.2. Chủ động thu hút và chiêu mộ nhân tài
Công ty cần thay đổi tư duy từ tuyển dụng sang thu hút và chiêu mộ nhân tài. Cụ thể, Công ty có thể thông qua các nền tảng mạng xã hội để tiếp cận và tìm kiếm nhân sự, kết hợp giữa tuyển dụng trực tuyến và trực tiếp để phù hợp với thế hệ công dân số. find talents and combine online and offline recruitment to suit this tech-native generation.3. Đa dạng hóa các loại hình tuyển dụng với chiến lược quản lý lao động tổng thể
Công ty cũng nên mở rộng phạm vi tuyển dụng ra nhiều phương thức làm việc khác nhau, từ làm việc toàn thời gian truyền thống đến bán thời gian, dịch vụ thuê ngoài, nhân sự tự do, v.v. để gia tăng sự linh hoạt về thời gian và hình thức làm việc cho nhân sự Gen Z, đồng thời có cơ hội tiếp cận nguồn nhân lực rộng lớn hơn.4. Cá nhân hóa công việc và lộ trình đào tạo, phát triển sự nghiệp
Do Gen Z là thế hệ yêu cầu tính cá nhân hóa cao và đề cao những trải nghiệm cá nhân, để thu hút thế hệ Gen Z, Doanh nghiệp nên thay đổi từ tư duy tìm người phù hợp với công việc sang tư duy thiết kế việc phù hợp với kỹ năng mà nhân sự có. Ngoài ra, Doanh nghiệp cũng nên cá nhân hóa lộ trình đào tạo và phát triển nghề nghiệp riêng cho từng nhân sự.5. Xây dựng nơi làm việc linh hoạt thời gian và trao quyền tự chủ cho người lao động
Gen Z có xu hướng thích độc lập, thích tự do và linh hoạt thời gian để đảm bảo cân bằng cho cuộc sống và sức khỏe của họ. Do đó, Doanh nghiệp nên xây dựng mô hình làm việc linh hoạt thời gian, làm việc từ xa hay kết hợp và trao cho nhân sự quyền tự chủ trong việc ra quyết định sẽ lựa chọn hình thức nào phù hợp với họ. Khi họ thấy mình được trao quyền tự chủ nhiều hơn, họ sẽ thấy thoải mái hơn, từ đó dễ quan tâm đến tổ chức và gắn bó với tổ chức hơn.6. Xây dựng Chế độ đãi ngộ toàn diện
Như đã nêu ở trên, Gen Z không chỉ yêu cầu lương tốt, mà còn yêu cầu các chế độ đãi ngộ khác nữa. Do đó, Doanh nghiệp cần lưu tâm xây dựng chế độ đãi ngộ toàn điện để thu hút và giữ chân thế hệ Gen Z.7. Xây dựng các chương trình giúp gia tăng gắn kết cho nhân sự Gen Z với tổ chức
Nhân sự không gắn kết với tổ chức dễ nghỉ việc. Đó là quy luật trong quản lý nhân sự mà người làm nhân sự nào cũng biết. Do đó, việc gia tăng gắn kết giữa nhân sự với tổ chức là cần thiết. Tuy nhiên, các hình thức gia tăng gắn kết hiện nay không còn giống với các chương trình áp dụng trước đây do hình thức làm việc từ xa và hyrid. Như vậy, khi xây các chương trình giúp gia tăng gắn kết cho nhân sự Gen Z, Doanh nghiệp cần lưu tâm các chương trình phù hợp với hình thức làm việc của người lao động. Một số ví dụ như các hoạt động phát triển nhóm trực tuyến, gặp mặt/họp trực tuyến, town hall trực tuyến, chat và café với CEO trực tuyến. Tuy nhiên, mặc dù Gen Z thích làm việc cá nhân hơn là các hoạt động nhóm, họ vẫn đề cao giao tiếp và gặp mặt trực tiếp. Do đó, những hình thức trực tuyến này nên được kết hợp với các buổi gặp mặt trực tiếp (ví dụ gặp mặt đầu năm, khởi động kế hoạch kinh doanh, v.v.) để gia tăng mức độ gắn kết giữa các nhân sự với nhau. Các chương trình này không chỉ gia tăng mức độ gắn kết giữa nhân sự Gen Z với tổ chức và đồng nghiệp mà còn giúp họ bớt cảm giác cô đơn và bị cô lập khi sinh ra trong thời đại bùng nổ mạng Internet và mạng di động, nơi mọi người kết nối qua mạng có lẽ còn nhiều hơn gặp mặt trực tiếp.Xem thêm: Áp dụng phương pháp 6 chiếc mũ tư duy trong quản trị nhân sự