Phân tích lý do của tình trạng sa thải hàng loạt trong năm 2022

Chúng ta đã nghe rất nhiều tin về các đợt sa thải hàng loạt những ngày gần đây. Tình trạng cắt giảm nhân sự không chỉ được thông báo bởi các Công ty nhỏ, Công ty khởi nghiệp, mà cả các tập đoàn lớn và đã có mặt lâu năm trên thị trường. Tình trạng sa thải hàng loạt đang diễn ra ở hầu hết các ngành nghề, từ Công nghệ, Bất động sản và Tài chính, đến các ngành Sản xuất, Truyền thông, Thời trang và thậm chí Thực phẩm và Đồ uống. Tình trạng này đã đặt nhiều người lao động vào tình huống mất việc và thị trường lao động trong tình trạng lo lắng và sợ hãi do mất an toàn công việc. Tuy nhiên, tại sao lại có tình trạng sa thải hàng loạt nhiều như vậy ở hầu hết các ngành nghề? Trong bài này, chúng tôi sẽ đưa ra cái nhìn tổng quan về tình trạng sa thải hàng loạt và phân tích dữ liệu để rút ra một vài lý do dẫn đến tình trạng này.  

Diễn biến tình trạng sa thải hàng loạt

Như được tổng hợp và tóm tắt trên Forbes, chúng ta đã và đang chứng kiến tình trạng sa thải hàng loạt trên hầu khắp các ngành nghề. Trong lĩnh vực công nghệ, một vài tên tuổi lớn và các Tập đoàn lâu đời trên thị trường đã sa thải nhân viên trên diện rộng gồm Meta, Amazon, Twitter, Microsoft, Adobe, Intel và Cisco. Những công ty khởi nghiệp Công nghệ tham gia vào sa thải nhân viên trên diện rộng gồm Lyft trong lĩnh vực xe công nghệ, Door Dash trong lĩnh vực giao hàng, Nuro trong lĩnh vực vận tải (phương tiện giao hàng trí tuệ nhân tạo). Trong lĩnh vực Công nghệ tài chính, chúng ta nghe đến Stripe, Upstart, Chime và Plaid đang sa thải nhân viên. Pluralsight trong ngành Công nghệ Giáo dục cũng được đề cập đến. Trong lĩnh vực Công nghệ thực phẩm, Beyond Meat (thịt có nguồn gốc thực vật) cũng tuyên bố cắt giảm nhân sự. Những Công ty khác tuyên bố cắt giảm nhân sự gồm BigCommerce trong lĩnh vực Thương mại điện tử, và Redfin, Opendoor, và Zillow trong lĩnh vực bất động sản trực tuyến. Hầu hết các vị trí bị sa thải trong các Công ty này là các kỹ sư công nghệ, nhân viên vận hành và phát triển kinh doanh. Trong lĩnh vực tài chính, chúng ta cũng chứng kiến tình trạng cắt giảm nhân sự, mà hầu hết là trong các vị trí bán lẻ, giao dịch và cho vay mua nhà. Các ngân hàng tuyên bố sa thải nhân sự gồm Goldman Sacks, Well Fargo, Morgan Stantley, Barclays và CitiGroup. Lĩnh vực truyền thông cũng chứng kiến tỷ lệ sa thải cao. Các tên tuổi được nhắc đến là Buzz Feed – Công ty sở hữu Huffinton Post, CNN, AMC Networks, và Garnett – Công ty mẹ của USA Today. Không đứng ngoài xu hướng, H&M, Gap, Nordstrom trong ngành Thời trang, Pepsico trong ngành Thực phẩm và đồ uống, và HP, Phillips, và Ford trong ngành sản xuất cũng tham gia vào tình trạng sa thải nhân viên hàng loạt.   Danh sách này vẫn chưa kết thúc. Như vậy, chúng ta thấy rằng, tình trạng cắt giảm nhân sự đang diễn ra trên diện rộng như hiệu ứng domino và có tác động nghiêm trọng lên sự ổn định của thị trường lao động. Nhưng đâu là lý do cho xu hướng tiêu cực này?

Lý do dẫn đến những vụ sa thải hàng loạt

Suy thoái toàn cầu

Tháng 10 năm 2022, IMF đã giảm dự đoán triển vọng nền kinh tế toàn cầu cho năm 2023, dự báo rằng một phần ba nền kinh tế thế giới sẽ rơi vào suy thoái.Như được phân tích bởi các nhà kinh tế học, lý do đầu tiên cho suy thoái kinh tế là chiến tranh tại Ukraina đã làm tình trạng lạm phát tồi tệ hơn. Lý do thứ hai là ngân hàng trung ương đã tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát. Cuối cùng là tình trạng tái nhiễm Covid-19 đang diễn ra tại Trung Quốc, quốc gia đã tuyên bố sẽ mở cửa biên giới trở lại vào tháng 1/2023.
Tác động của suy thoái toàn cầu lên tình trạng sa thải hàng loạt
Những vấn đề trên không chỉ tác động lên nền kinh tế nói chung mà còn các hộ gia đình và doanh nghiệp. Đối với hộ gia đình, tình trạng lạm phát sẽ làm giảm khả năng mua hàng của gia đình, đặt họ vào tình trạng thắt lưng buộc bụng và giảm nhu cầu mua bán bất động sản và hàng hóa. Doanh nghiệp không chỉ đối mặt với sụt giảm nhu cầu của khách hàng, mà tình trạng lạm phát và lãi suất cao cũng sẽ làm tăng chi phí và ăn mòn vào lợi nhuận của Doanh nghiệp. Trong khi đó, lạm phát, lãi suất cao và việc thiếu tăng trưởng sẽ đưa tín hiệu cho các nhà đầu tư rút vốn ra khỏi nền kinh tế. Bằng chứng cho việc này là vốn đầu tư rót vào các công ty khởi nghiệp trong 3 Quý đầu năm 2022 đã giảm 53% so với cùng kỳ năm trước, và giảm 42% trong 11 tháng đầu năm 2022. Như vậy, chúng ta có thể thấy tác động của suy thoái nền kinh tế lên tình trạng sa thải hàng loạt là khá rõ ràng. Việc cắt giảm vốn đầu tư của các nhà đầu tư sẽ làm chậm lại các kế hoạch tăng trưởng và mong đợi của nhiều công ty khởi nghiệp, đặc biệt là những công ty chỉ nhắm đến tăng trưởng và phụ thuộc vào vốn đầu tư từ các Quỹ đầu tư, buộc họ phải cắt giảm nhân sự. Lạm phát và lãi suất cao đã dẫn đến sự sụt giảm của gành bất động sản, theo sau tình trạng tăng trưởng tạm thời giữa thời kỳ đại dịch. Điều này đặt các Công ty bất động sản, bao gồm cả Công ty truyền thống và Công ty khởi nghiệp công nghệ phải giảm quy mô. Do hiệu ứng domino, các ngân hàng cũng sẽ bị tác động do nhu cầu vay vốn mua nhà giảm xuống khiến ít khách hàng đến vay vốn hơn. Với tình trạng lạm phát, nhu cầu của các hộ gia đình cũng được giữ ở mức duy trì trong khả năng có thể chi trả. Do đó, người tiêu dùng sẽ tìm đến những sản phẩm thay thế rẻ hơn thịt có nguồn gốc thực phẩm, đặt Beyond Meat vào quyết định cắt giảm nhân sự.
lý do sa thải hàng loạt

Tình trạng tuyển quá mức lao động

Câu chuyện sẽ không thể đầy đủ nếu chúng ta chỉ nhìn vào viễn cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu để xem là lý do cho tinh trạng sa thải hàng loạt. Một báo cáo của Cục Thống kê lao động Mỹ cho thấy hầu hết các ngành chính đều gia tăng thuê tuyển nhân sự rất lớn trong năm 2021, sau khi cắt giảm nhân sự quy mô lớn vào đầu năm 2020 do bùng nổ đại dịch covid. Các dịch vụ chuyên gia và kỹ thuật chứng kiến mức tăng cao nhất, đạt 1.1 triệu lao động, vượt quá mức nhân sự trước đại dịch 428,000 người. Theo sau là vận tải và kho bãi, dịch vụ thông tin và xuất bản, thương mại bán lẻ, và ngành tài chính. Lý do cho tình trạng thuê tuyển quá mức lao động này là bởi sự gia tăng nhu cầu trong thời kỳ covid trong một số ngành nghề, dẫn đến tình trạng mở rộng chưa từng có trong các ngành này. Các lĩnh vực có sự tăng trưởng này là tài chính trực tuyến, giao tiếp trực tuyến, Thương mại điện tử, giao thực phẩm và bất động sản. Ngoài ra, nhu cầu về lao động cũng gia tăng sau đại dịch covid trong hầu hết các ngành nghề để đón đầu hồi phục kinh doanh. Do hầu hết các Công ty đã giảm lực lượng lao động đi đáng kể do đại dịch covid, khi doanh nghiệp được mở cửa trở lại, nhu cầu về nhân lực của hầu hết các công ty đều nhảy vọt để triển khai kế hoạch hồi phục hoạt động kinh doanh.  Năm cũ đã hết trong khi năm mới không có triển vọng tích cực và lạc quan, quyết định giảm quy mô nguồn nhân lực là cách mà doanh nghiệp sẽ nghĩ đến để cắt giảm chi phí để có lợi nhuận cao hơn cho năm mới đầy thách thức.

Tự động hóa vận hành và quy trình làm việc

Một lý do khác nữa nên được đề cập là sự phát triển của các quy trình làm việc dựa trên trí tuệ nhân tạo và tự động hóa. Chúng ta biết rằng, các giải pháp tự động hóa và trí tuệ nhân tạo đang ngày càng được ứng dụng nhanh chóng vào hầu hết các lĩnh vực để tự động hóa quy trình làm việc. Các Doanh nghiệp hướng đến AI và tự động hóa là để tối ưu chi phí và tăng năng suất cho khả năng sinh lời cao hơn. Báo cáo chỉ số áp dụng Trí tuệ nhân tạo toàn cầu năm 2022 của IBM đã cho thấy, tỷ lệ ứng dụng AI trên phạm vi toàn cầu đã tăng từ 31% năm 2021 lên 35% năm 2022. Và thêm 42% công ty được hỏi tuyên bố họ đang khám phá và nghiên cứu việc ứng dụng AI. Việc ứng dụng đang diễn ra ở hầu khắp các lĩnh vực của hoạt động kinh doanh, từ các hoạt động chính (như sản xuất, bán hàng, chăm sóc khách hàng), đến các hoạt động hỗ trợ trong chuỗi giá trị (như Quản lý nhân sự, Kế toán và Tài chính, v.v. ). Khi áp dụng quy trình tự động, nhu cầu về lao động sẽ sụt giảm, khiến lực lượng nhân sự hiện tại của Công ty trở nên dư thừa và sẽ cần phải được cơ cấu lại.

Các yêu cầu kinh doanh mới

Do thời đại đang thay đổi, nhu cầu của người tiêu dùng cũng thay đổi theo. Do đó, doanh nghiệp cũng thay đổi chiến lược, mục tiêu và kế hoạch của mình để đáp ứng các yêu cầu mới. Đây là khi quyết định tái cấu trúc lực lượng lao động được đưa vào xem xét và thực thi. 

Do Công nghệ đang thay đổi thế giới, bao gồm nhu cầu khách hàng, các doanh nghiệp cần thích nghi. Nếu không họ sẽ bị thay thế như trong câu chuyện Block Buster bị thay thế bởi NetFlix hay Nokia bị thay thế bởi điện thoại thông minh của Apple trong quá khứ. Các Công ty không thể đứng ngoài xu hướng thị trường và thời đại. Đó là quyết định thích nghi hay chết đối với họ. Và để dẫn đầu thay đổi, các Công ty sẽ cần những nhân sự có kỹ năng cần thiết cho thời đại mới. Vì vậy, những nhân sự không giữ kỹ năng của mình cập nhật sẽ trở nên lỗi thời và sẽ bị Công ty liệt tên vào kế hoạch tái cấu trúc của họ. Không chỉ trong ngành Công nghiệp, tất cả các yếu tố trong mô hình PESTEL đều ảnh hưởng đến quyết định của doanh nghiệp. Như trong trường hợp của Ford, lý do họ giải thích cho việc cắt giảm lao động, không phải vì suy thoái, tự động hóa, hay thuê quá nhân sự, mà là để hỗ trợ chiến lược chuyển đổi sang sản xuất xe điện của họ. Đó là do xe điện sẽ có triển vọng có nhu cầu cao trong tương lai do biến đổi khí hậu đang trở thành mối quan tâm của tất cả các nước, bao gồm cả chính phủ nói chung và người dân nói riêng.

Tổng Kết

Chúng ta đã chứng kiến tình trạng sa thải nhân sự trong hầu hết các ngành nghề. Triển vọng kinh tế toàn cầu không khả quan là nguyên nhân đầu tiên. Các nguyên nhân khác đóng góp vào tình trạng sa thải nhân sự hàng loạt này là việc tuyển nhân sự quá mức, việc áp dụng trí tuệ nhân tạo và tự động hóa để tối ưu chi phí, và yêu cầu thích nghi với thời đại mới.
Thẻ từ khóa
Chia sẻ

Bài liên quan

DMCA.com Protection Status