Trong bối cảnh công nghệ số phát triển như hiện nay, Online Marketing là một hoạt động không thể thiếu với tất cả doanh nghiệp. Chỉ cần đối thủ cạnh tranh tạo dựng được kênh bán hàng trực tuyến, bạn sẽ bị bỏ bất kỳ lúc nào. Vì vậy, trong bài viết này, hãy tìm hiểu cách xây dựng chiến lược Online Marketing hiệu quả cùng Kounselly!
Bạn hãy đảm bảo rằng các mục tiêu của bạn phải cụ thể, khả thi, và dễ dàng đo lường được. Ví dụ: Chúng tôi muốn tăng tỷ lệ ra đơn qua việc chạy quảng cáo Facebook lên 15% từ mức 10% hiện tại trong ba tháng tới.
Để có thể lựa chọn kênh Marketing phù hợp bạn nên cân nhắc các yếu tố về khả năng cũng như tài chính hiện tại của doanh nghiệp mình. Ngoài ra, bạn nên xem xét phương pháp nào trong số những phương pháp này sẽ hữu ích, thú vị và phù hợp đối với khách hàng mục tiêu của bạn.
Với các phương pháp đo lường hiệu quả trên, bạn có thể đánh giá và tối ưu chiến lược Online Marketing của mình để đạt được hiệu quả cao nhất.
1. Online Marketing là gì?
Online Marketing là phương pháp tiếp thị sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu của một doanh nghiệp thông qua các kênh truyền thông trực tuyến như website, mạng xã hội, email, quảng cáo trực tuyến, video marketing, v.v. Mục đích của Online Marketing là để thu hút, tương tác và chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự, từ đó tăng doanh số và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Online Marketing còn được gọi là Digital Marketing hoặc Internet Marketing.2. Tại sao Online Marketing lại quan trọng đối với các doanh nghiệp?
Online Marketing đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vì những lý do sau đây:2.1. Online Marketing hỗ trợ doanh nghiệp thu hút đông đảo khách hàng tiềm năng
Internet đã trở thành phương tiện thông tin phổ biến nhất hiện nay, với hàng tỷ người sử dụng trên toàn thế giới. Vì vậy, khi sử dụng các kênh trực tuyến, doanh nghiệp có thể tiếp cận với khách hàng tiềm năng một cách dễ dàng và nhanh chóng. Điều này giúp cho doanh nghiệp thu hút được nhiều khách hàng hơn so với việc sử dụng các phương thức quảng cáo truyền thống như tạp chí, báo, đài phát thanh và truyền hình.2.2. Gia tăng hiệu quả và tiết kiệm chi phí quảng cáo cho doanh nghiệp:
Online Marketing giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí so với các hình thức quảng cáo truyền thống như quảng cáo trên tạp chí, báo, truyền hình hoặc radio. Bằng cách sử dụng các kênh truyền thông trực tuyến như website, mạng xã hội, email, quảng cáo trực tuyến, video marketing, v.v, các doanh nghiệp có thể tiếp cận đến khách hàng tiềm năng một cách dễ dàng và nhanh chóng.2.3. Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi
Online Marketing cho phép các doanh nghiệp tạo ra nội dung tiếp thị đích đến và thu hút khách hàng tiềm năng đến từ những nguồn tài nguyên khác nhau. Điều này giúp tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự, từ đó tăng doanh số và lợi nhuận cho doanh nghiệp.2.4. Công cụ phản hồi và phân tích hiệu quả kinh doanh, thị trường
Các công cụ phản hồi và phân tích hiệu quả kinh doanh, thị trường như Google Analytics, Facebook Insights có thể giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng của họ, nhu cầu của họ và cách tương tác với các chiến dịch quảng cáo trực tuyến. Từ đó, doanh nghiệp sẽ lên phương án phù hợp để thích ứng thị trường, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh.3. Các bước xây dựng chiến lược Online Marketing hiệu quả?
3.1. Xác định mục tiêu
Để có thể xây dựng một chiến lược Online Marketing hiệu quả, trước tiên doanh nghiệp của bạn cần xác định mục tiêu để từ đó có những chiến lược phù hợp. Sau đây là một số ví dụ về mục tiêu cho doanh nghiệp của bạn:- Tăng nhận thức về thương hiệu
- Tăng mức độ tương tác trên các kênh MXH
- Tăng số người đăng ký và tỷ lệ mở danh sách email
- Tăng lượng khách truy cập vào các trang đích sản phẩm của bạn
3.2. Xác định chân dung khách hàng (Buyer personas)
Chân dung khách hàng là một bản mô tả chi tiết về khách hàng lý tưởng của bạn dựa trên nhân khẩu học, sở thích, độ tuổi, nơi bạn có thể kết nối với họ, v.v. Xây dựng được chân dung khách hàng sẽ giúp bạn hiểu mình đang cố gắng tiếp cận ai, họ ở đâu và có những nhu cầu nào cần được thỏa mãn.3.3. Nghiên cứu thị trường
Khi nghiên cứu thị trường, bạn xác định các đối thủ cạnh tranh, đặc điểm và xu hướng của ngành, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa trong lĩnh vực/ngành hàng của mình. Cụ thể, bạn cần trả lời cho mình những câu hỏi sau:- Ai là đối thủ trực tiếp và gián tiếp của mình?
- Bạn có thể học hỏi và hạn chế những điểm nào từ đối thủ của mình?
- USP của bạn là gì? Điều gì làm cho sản phẩm của bạn nổi bật so với đối thủ cạnh tranh?
3.4. Xác định kênh Online Marketing
Tùy theo mục tiêu Marketing, bạn sẽ phải chọn lựa và phối hợp sử dụng các kênh Marketing khác nhau dựa theo tệp khách hàng của mình. Các kênh khác nhau sẽ phù hợp với những mục tiêu khác nhau, chẳng hạn như:- Website: là nơi giới thiệu, cập nhật các thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm. Đó là bộ mặt của doanh nghiệp và cũng là nơi giúp chuyển đổi lượt truy cập thành khách hàng tiềm năng.
- Email Marketing phù hợp khi bạn muốn nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng và giữ chân khách hàng hiện tại của bạn.
- Marketing qua các trang Mạng xã hội có thể thúc đẩy nhận thức về thương hiệu, quảng cáo sản phẩm/dịch vụ và dẫn người mua đến các trang bán hàng của bạn.
- Quảng cáo PPC có thể giúp bạn mang lại tỷ lệ chuyển đổi trong thời gian ngắn
- SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm): giúp bạn gia tăng lượng truy cập website thông qua việc tối ưu hóa trang web của bạn để có thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm.
- SEM (Tiếp thị trả phí trên các công cụ tìm kiếm) : giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy bạn thông qua các từ khóa trên các công cụ tìm kiếm, từ đó tăng lượt truy cập và chuyển đổi khách hàng tiềm năng.
- Tiếp thị liên kết (Affiliate marketing) có thể phát triển tệp khách hàng của bạn một cách nhanh chóng.
3.5. Xây dựng chiến lược Online Marketing
Sau khi đã nghiên cứu và thu thập được các thông tin cần thiết thì đây là lúc để bạn lên kế hoạch để hiện thực hóa chúng. Để giúp bạn dễ hiểu hơn thì sau đây là một ví dụ để bạn tham khảo: Ví dụ: Giả sử bạn là một công ty bán đồ thủ công mỹ nghệ nhỏ đã có 1 cửa hàng offline. Tuy nhiên, sau Covid bạn nhận thấy cần đẩy mạnh các đơn đặt hàng trực tuyến. Mục tiêu ban đầu của bạn là nâng cao nhận thức về thương hiệu và mở rộng tệp khách hàng tới từ nhiều tỉnh thành khác nhau. Công ty bạn có thể thêm các bước sau vào chiến lược Online Marketing của mình:- Xây dựng 1 trang web bán hàng có UX/UI tối ưu, trực quan cho người dùng
- Tạo các bài đăng trên Facebook và Instagram hàng tuần để làm nổi bật các sản phẩm mới.
- Gửi email hàng tháng cho khách hàng hiện tại để gửi tặng các chương trình khuyến mãi đặc biệt.
- Xây dựng 2 video Tiktok hàng tuần với các nội dung về thương hiệu, sản phẩm, khách hàng.
3.6. Xây dựng Chiến lược nội dung (Content Marketing)
Trong Online Marketing thường có câu nói “Content is king” (Nội dung là vua). Quả đúng là vậy, Content là nền tảng cho bất cứ chiến dịch Marketing nào. Bạn nên kết hợp các kênh của mình và xây dựng tuyến content bổ sung cho nhau. Sau đây là một số loại Content phổ biến:- Video: Đây là một hình thức tiếp thị nội dung bằng video. Hình thức này đang rất phổ biến trong những năm gần đây bởi tỷ lệ chuyển đổi cao.
- Bài đăng trên mạng xã hội (Social media): Đây là hình thức sử dụng các trang MXH như Facebook, Instagram, LinkedIn,... để quảng bá và cung cấp các thông tin về sản phẩm, thương hiệu tới khách hàng.
- Blogs: Đây là một phần của website mà doanh nghiệp sẽ cung cấp các kiến thức, thông tin về một lĩnh vực cụ thể nào đó cho người đọc.
- Ebook: E-book thường được làm dưới dạng PDF để chứa một lượng thông tin lớn về một chủ đề. Để có thể nhận được E-book, khách hàng sẽ muốn cung cấp email hoặc đăng ký thành viên với bạn.
- Infographics: Việc sử dụng Infographic sẽ giúp nội dung của bạn được truyền tải đến khách hàng một cách cô đọng, dễ dàng và chính xác.
- E-mail: Hình thức này có khả năng truyền tải thông điệp của bạn đến khách hàng một cách chủ động. Không những thế, nó còn giúp các Content Marketer phủ rộng đối tượng tối đa.
3.7. Tiến hành và đánh giá
Đây là phần thú vị nhất của bất kỳ quy trình Online Marketing nào, nhưng việc thực hiện không phải là để kết thúc cho các hoạt động hay chiến dịch marketing của bạn. Một yếu tố quan trọng trong việc thực hiện một chiến lược tiếp thị trực tuyến thành công là theo dõi hiệu quả của nó và thực hiện các điều chỉnh khi cần thiết.4. Làm thế nào để đo lường hiệu quả của chiến lược Online Marketing của bạn?
Đo lường hiệu quả của chiến lược Online Marketing rất quan trọng để bạn có thể biết được chiến lược của mình có đang đạt được mục tiêu hay không, từ đó đưa ra những điều chỉnh cần thiết để tăng hiệu quả. Dưới đây là một số phương pháp đo lường hiệu quả trong Online Marketing:- Google Analytics: Đây là một công cụ miễn phí cung cấp các dữ liệu về lưu lượng truy cập, hành vi người dùng, tương tác với trang web của bạn. Google Analytics cung cấp các thông số như tỷ lệ thoát (bounce rate), thời gian trung bình trên trang, số lượng truy cập, nguồn traffic để bạn có thể đánh giá hiệu quả của chiến dịch quảng cáo, các trang landing page,...
- Conversion Rate: Conversion Rate là tỷ lệ chuyển đổi khách hàng, tức là số lượng khách hàng mới hoặc số lần bán hàng thành công trên tổng số lượng khách hàng tiếp cận hoặc số lượt truy cập. Thông qua các công cụ như Google Analytics hoặc các công cụ đo lường khác, bạn có thể đo lường và theo dõi conversion rate để biết chiến lược của mình có hiệu quả hay không.
- Social Media Analytics: Các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter,... cung cấp cho bạn các công cụ đo lường hiệu quả như số lượng tương tác, số lượng người tham gia, tỷ lệ tương tác, số lượt xem,... để bạn có thể đánh giá hiệu quả của chiến dịch trên mạng xã hội.
- Email Marketing Analytics: Các công cụ email marketing như Mailchimp, Constant Contact,... cũng cung cấp cho bạn các dữ liệu về tỷ lệ mở email, tỷ lệ click vào liên kết, tỷ lệ hủy đăng ký,.. để bạn có thể đo lường hiệu quả của chiến dịch email marketing.
- A/B Testing: A/B Testing là phương pháp so sánh hai phiên bản khác nhau của cùng một chiến dịch để tìm ra phiên bản có hiệu quả hơn. Bạn có thể A/B Testing trên các trang landing page, email marketing, quảng cáo trên mạng xã hội để đánh giá hiệu quả của chiến dịch.