Chi phí khởi nghiệp cho hoạt động nghiên cứu thị trường
Bất kỳ một lĩnh vực nào, khi bắt đầu khởi nghiệp, chi phí bỏ ra đầu tiên chính là chi phí nghiên cứu thị trường phân tích thị trườngđánh giá cung - cầu để xác định tính khả thi của ý tưởng khởi nghiệp. Khoản chi phí này có thể là chi phí nghiên cứu dữ liệu báo cáo thị trường, chi phí điều tra khách hàng hay cả hai.Chi phí nghiên cứu từ dữ liệu báo cáo
Khoản chi phí này nhiều hay ít sẽ tùy thuộc vào mức độ hiểu biết về thị trường của các thành viên sáng lập. Nếu thành viên sáng lập đã có hiểu biết sâu rộng về thị trường, hiểu các vấn đề của khách hàng, thì chi phí này thường không nhiều. Tuy nhiên, nếu các thành viên sáng lập không có hiểu biết về thị trường, chi phí sẽ lớn hơn. Ví dụ, họ sẽ phải chi từ 100$ đến vài ngàn đô để tiếp cận các báo cáo về ngành và sản phẩm mà họ muốn hướng đến. Mức độ báo cáo càng sâu, chi phí bỏ ra có thể càng nhiều. Đơn cử như chi phí để truy cập dữ liệu của Statista theo dự án là $1.950 cho một tháng sử dụng.Chi phí nghiên cứu từ điều tra khách hàng
Nếu các nhà sáng lập công ty có mạng lưới bạn bè rộng nằm trong nhóm khách hàng mục tiêu, họ có thể hỏi chính bạn bè của mình, do đó chi phí không nhiều. Nhưng nếu họ không có, thì chi phí sẽ tùy thuộc vào số lượng khách hàng, thời gian và mức độ chuyên sâu cần nghiên cứu. Ví dụ, theo smartsurvey, chi phí trung bình cho 1 phản hồi khảo sát thị trường tối thiểu là £2 và lên đến £10 cho những khảo sát phức tạp. Theo Surveymonkey, chi phí để mua 1 phản hồi là $1. Chi phí cho focus group sẽ cao hơn. Tại Việt Nam, bạn có thể trả từ 50.000 VND đến 500.000 VND cho 1 khách hàng, trong khi ở các quốc gia phát triển, bạn có thể phải trả $50 đến $100 cho 1 khách hàng.Chi phí khởi nghiệp cho phát triển sản phẩm
Sau chi phí nghiên cứu thị trường là chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Thật hiếm có ai chỉ trong lần đầu tiên đã sản xuất thành công một sản phẩm nào đó. Thậm chí là trong lĩnh vực Thực phẩm hoặc Thời trang (hai lĩnh vực được đánh giá là dễ khởi nghiệp nhất) cũng luôn tồn tại những rủi ro với sản phẩm ban đầu. Chi phí nghiên cứu sản phẩm sẽ luôn dao động, tùy vào yêu cầu kỹ thuật, và sự phức tạp của sản phẩm. Theo tổng hợp của Crunchbasetrên 123 Công ty startup thành công, chi phí cho phát triển sản phẩm thường dao động từ 10% đến 40% doanh thu, tùy theo ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Ví dụ chi phí phát triển sản phẩm đối với SaaS là 20%, Social Media là 32%, Marketplace 10%, Content distributor 18%, E-commerce 15% và Hardware 13%. Tuy nhiên, đó là với các Công ty đã có doanh thu và phát triển được một thời gian. Với các Công ty vừa thành lập thì sao? Thường các Công ty này chưa có Doanh thu và vốn eo hẹp, nên họ sẽ áp dụng mô hình prototype hoặc xây dựng sản phẩm khả thi tối thiểu (MVP) để thử nghiệm thị trường. Nếu sản phẩm của bạn là 1 sản phẩm hữu hình, có thể sử dụng những nguyên vật liệu có sẵn để sản xuất, sẽ không tốn nhiều chi phí. Tuy nhiên, với sản phẩm công nghệ, chi phí để bạn xây được 1 MVP có thể dao động từ $1,000 đến $100,000. Con số thực tế sẽ tùy thuộc vào độ phức tạp của sản phẩm và quốc gia cung cấp nguồn nhân lực do liên quan đến chi phí lương và nhân công tại mỗi quốc gia.Chi phí pháp lý cho doanh nghiệp mới thành lập
Để đưa sản phẩm ra thị trường, sẽ tốt hơn nếu bạn là tổ chức có tư cách pháp nhân. Nghĩa là, bạn phải đăng ký kinh doanh và các giấy phép quan trọng khác để kinh doanh trong lĩnh vực của bạn.Chi phí thành lập Công ty
Cụ thể, đối với start-up Việt Nam, những chi phí thành lập doanh nghiệp trong năm 2023 sẽ trong khoảng từ 5.000.000 VNĐ đến 7.000.000 VNĐ, bao gồm:1. Phí đăng ký thành lập doanh nghiệp: 100.000 VNĐ hoặc miễn phí nếu đăng ký qua mạng.
2. Phí đăng bố cáo thành lập công ty: 100.000VNĐ
3. Lệ phí môn bài: 2.000.000-3.000.000VNĐ/năm tùy theo vốn điều lệ.
4. Chi phí khắc dấu Doanh nghiệp: 200.000 VNĐ – 300.000 VNĐ/ dấu tròn Doanh nghiệp và 70.000 VNĐ – 150.000 VNĐ/dấu chức danh.
5. Chi phí làm biển tên Công ty: 300.000 VNĐ – 1.500.000 VNĐ tùy chất liệu, kích cỡ.
6. Phí mua chữ ký số Token: 1.000.000 VNĐ – 2.000.000 VNĐ/ năm sử dụng
7. Mở tài khoản Ngân hàng: không mất phí nhưng cần đảm bảo số dư 1.000.000 VNĐ.
8. Mua hóa đơn điện tử: khoảng 500.000 VNĐ - 1.000.000 VNĐ/500 số hóa đơn.Chi phí đăng ký thương hiệu
Ngoài ra, nếu muốn bảo vệ thương hiệu độc quyền, doanh nghiệp còn phải trả thêm chi phí đăng ký thương hiệu. Theo Theo Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam , chi phí cụ thể như sau:Stt | Các khoản phí, lệ phí đăng ký thương hiệu | Lệ phí (VNĐ) |
1 | Lệ phí nộp đơn (cho mỗi nhóm đến 6 sản phẩm/dịch vụ) | 150,000 |
Nếu đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu có trên 6 nhóm sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm. Phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi | 30,000 | |
2 | Lệ phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên cho mỗi đơn (nếu có yêu cầu) | 600,000 |
3 | Phí thẩm định nội dung (cho mỗi nhóm đến 6 sản phẩm/dịch vụ) | 550,000 |
Nếu đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu có trên 6 nhóm sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm. Phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi | 120,000 | |
4 | Phí tra cứu thông tin (cho 1 nhómsản phẩm/dịch vụ) | 180,000 |
Nếu đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu có trên 6 nhóm sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm. Phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi | 30,000 | |
5 | Lệ phí công bố đơn | 120,000 |
6 | Lệ phí đăng bạ Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu | 120.000 |
7 | Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu | 120.000 |
8 | Lệ phí công bố Giấy chứng nhận thương hiệu | 120.000 |